Chương 123
Công lao của Chu Diên Công.
Nhóm dịch: Nghĩa Hiệp
Nguồn truyện: Metruyen.com
(¯`'•.¸(¯`'•.¸† Chia sẻ bởi: BànLong.us †¸.•'´¯)¸.•'´¯)
Người ở trong triều dễ làm việc, đặc biệt quan to ở Quân Cơ Xứ, muốn dâng tấu lên Bệ hạ còn dễ hơn những quan viên phía dưới nhiều. Mặc dù Tô Tú đã mất sự sủng ái, nhưng chút quyền lợi này vẫn còn. Mặc dù hắn ta cảm thấy thái độ của Bệ hạ đối với hắn ta cũng đã có lòng nghi ngờ, nhưng dù nói thế nào, quyền lợi vẫn không bị tước đi.
Tấu chương hàng ngày đều quy tập lại cho hắn ta và Lư Sâm chỉnh lý, chia ra thành bốn loại chậm, nhẹ, nặng, gấp. Tấu chương có chữ chậm thì đặt lên sang một bên, chờ Bệ hạ có thời gian sẽ xem. Giống như loại tấu chương này, phần lớn là buộc tội người nào đó. Lư Sâm và Tô Tú đều biết làm người, biết Bệ hạ cũng không chào đón đám Ngự sử đại nhân đó, cho nên phàm thì tấu sớ trách tội thường cho vào loại chậm. Đương nhiên, nếu liên quan tới vụ án lớn, hai người bọn họ cũng không dám giấu đi không báo.
Trong mắt Tô Tú, những người làm Ngự sử đều có bệnh, ngươi xem xem hôm nay tấu chương này còn có một Ngự sử tên Bùi Can Tịnh buộc tội Lưu Lăng, nói hắn cầm binh tự trọng, có lòng không thuần phục. Nhưng vốn ông trời có đức hiếu sinh, Bệ hạ lại là vị vua nhân nghĩa, đề nghị không cần giết Lưu Lăng, tước bỏ quan chức, cách chức làm thứ dân là được rồi.
Tô Tú thấy tấu chương như vậy không hề có chút gì tức giận, so với những quan cùng triều ngu ngốc như vậy, Tô Tú cảm thấy mình cấp thấp rồi. Có lòng không thuần phục? Cũng thiệt hắn nghĩ ra được những lời này. Nếu ngươi buộc tội Trung Vương sang trộm dê nhà hàng xóm, hoặc buộc tội Trung Vương Lưu Lăng trộm gà hàng xóm. Điều này nói ra mọi người còn có thể coi như truyện cười. Thế mà lại nói Trung Vương ý đồ bất chính có lòng tạo phản, Tô Tú nghi ngờ tên Bùi Can Tịnh này không phải là loại đầu lợn nữa rồi.
Ban đầu khi các vị Hoàng tử tranh giành Đế vị, Trung Vương đã nắm trong tay ba vạn quân mã của đại doanh Kinh Kỳ, muốn đăng cơ làm Đế còn thật sự chưa tới lượt Bệ hạ hiện giờ. Chuyện này xa không nói, chỉ nói ngay chuyện trước mắt Trung Vương dẫn mấy chục vạn đại quân đi trấn áp Đại Chu xâm lược, nắm binh hùng, muốn phản thì sớm đã dựng cờ rồi. Nhưng cái tên Bùi Can Tịnh mắt không tròng này chọn ngay lúc đại quân giành chiến thắng trở về triều còn nhảy ra như thế, ngay cả người như Tô Tú cũng muốn đánh cho gãy răng.
Đối với loại tấu chương này, Tô Tú chẳng buồn nghĩ tới liền quăng vào thùng rác, chữ chậm cũng không có cái loại này, chùi đít cũng ngại giấy cứng.
Con người Tô Tú này làm việc vẫn còn công chính, ngoài sợ chết ra những phẩm chất khác đều rất tốt. Hắn ta có thể đặt chữ nặng lên trên các tấu chương của các châu phủ gửi tới, có thể đặt chữ nhẹ lên trên các tấu chương của các quan lại địa phương trình tấu chúc mừng Trung Vương đại thắng về triều. Đương nhiên, cũng có thể không cẩn thận viết chữ gấp lên loại tấu chương của mình về việc đại hôn của Trung Vương cho Lư Ngọc Châu một thân phận cao.
Loại tấu chương có chữ gấp hôm nay tổng cộng có bốn tấu chương.
Một bản là liên quan tới chuyện quân sự của Đại Chu sau chiến bại. Một phần là liên quan tới phương diện Tây Hạ đòi tiền và lương thực quân phí đã chi ra trong việc trợ giúp xuất binh tiến công Đại Chu. Một bản là thông báo của Đại Liêu quốc gửi đi nói về Khâm sai thu cống nạp ít ngày nữa sẽ khởi hành tới Thái Nguyên. Còn có một bản tấu nữa chính là Tô Tú tự viết.
Hiếu Đế vẫn tin tưởng vào khả năng của Lư Sâm và Tô Tú. Những ngày này việc phân chia phân loại tấu chương vẫn xem như là hợp lý. Xuất phát từ thói quen, Hiếu Đế ưu tiên xem trước chính là tấu chương có loại chữ gấp.
Đối với động hướng của bên phía Đại Chu, sau khi Hiếu Đế xem xong đã đặt sang một bên, sau đó lại xem tới quốc thư của Tây Hạ về chi phí trợ giúp, liền nhíu mày, thấy số tiền mà bên phía Tây Hạ cần không quá lớn, việc bồi thường bên phía Đại Chu lấy ra 1/3 là đủ trả rồi. Sau đó lại cầm tới bản tấu của bên phía Đại Liêu, mới liếc qua một lúc bỗng tức đến tái mặt đi.
Liêu quốc lại há miệng ra, lại một lần nữa tăng cống phẩm lên gấp đôi! Nếu như vậy, số tiền bồi thường của Hậu Chu cũng không thể chi trả đủ cho cống phẩm của Liêu quốc!
Đây quả thực chính là uống máu rồi! Uống máu của người dân Đại Hán và máu của các tướng sỹ chiến đấu đẫm máu ở tiền phương!
Nắm tay nắm chặt lại, sắc mặt Hiếu Đế tái nhợt đi đáng sợ. Hồi lâu sau, trên mặt y mới dần dần trở lại sắc máu. Thở dài một cái, y dặn dò nói:
- Tiểu Lục Tử, ba tấu chương này dán kín lại đưa tới phủ Trung Vương, mời Trung Vương xem qua, nói cho Trung Vương biết, tối nay Trẫm sẽ ở trong cung chờ hắn tới dùng bữa.
Tiểu Lục Tử dạ một tiếng, dùng dải lụa vàng buộc ba tấu chương lại, sau đó khom người lui ra ngoài. Vừa mới đi ra tới cửa, Hiếu Đế lại gọi y lại.
- Chờ chút.
Tiểu Lục Tử khom người nói:
- Bệ hạ, còn có ý chỉ gì?
Hiếu Đế nghĩ tới một chuyện, không khỏi bật cười, cái nhíu mày vì chuyện quốc sự cũng đã giãn ra vài phần, nghĩ tới chuyện này trong lòng y cũng thầm cảm thấy trò đùa dai này cũng đã sáng sủa hơn rồi.
- Nói với Trung Vương, dẫn theo tiểu nha đầu trong phủ hắn Liễu Mi Nhi cùng tiến cung.
- Nô tỳ tuân chỉ.
Tiểu Lục Tử khom người lui ra, chỉ ý của Hoàng đế không dám chậm trễ, gọi hai thị vệ nữa cùng đi. Sau khi lĩnh ngựa, Tiểu Lục Tử liền thúc ngựa chạy về phía phủ Trung Vương. Hiếu Đế chờ sau khi Tiểu Lục Tử đi rồi mới cầm bản tấu cuối cùng loại chữ gấp lên, mới liếc qua đã có chút tức giận rồi.
- Tên Tô Tú này, tự cho là thông minh.
Y mỉm cười, uống một ngụm trà, trà đã hơi lạnh rồi, nhưng Hiếu Đế không định gọi người đổi trà. Tài nghệ pha trà của người trong cung rất tốt, cho thêm ít muối, ít hương liệu, vị trà rất thơm.
- Lư Ngọc Châu đã được Trẫm nhận làm nghĩa muội rồi, phong làm Quận chúa rồi, ngươi còn định để Trẫm cho cô ta tước gì nữa?
Nghĩ tới bộ dạng Tô Tú với chòm râu dê vừa nói vừa gật gù đắc ý, Hiếu Đế nghĩ mà buồn cười. Con người này, không có khí tiết gì, nhưng bản lĩnh thì cũng có, làm việc cũng cẩn thận, lại còn viết một văn chương hay, chỉ tiếc là vốn có thể trọng dụng đấy. Lư Sâm tuổi tác cũng đã lớn rồi, bản lĩnh ở bên Quân Cơ Xứ cũng định từ từ giao lại cho Tô Tú, ai ngờ tên này lại có nghi ngờ theo địch.
Nghĩ tới những chuyện này Hiếu Đế thấy buồn phiền.
Tấu chương tạm thời đặt sang một bên, cầm tấu chương có chữ nặng lên xem. Loại tấu chương này về cơ bản đều là báo tai họa, bây giờ đã là tiết trời đông, các châu của Bắc Hán về cơ bản từ tháng 5 đã không còn mưa nữa. Các nơi đều gặp hạn hán, lương thực dường như đã không có thu hoạch gì. Tấu chương của các nơi đều thỉnh cầu triều đình phát lương thực cứu tế. Nạn dân của các phủ cộng lại đã vượt quá bốn mươi vạn.
Cho dù là mỗi bữa cơm chỉ có một bát cháo, một ngày hai bữa cũng là một khoản chi tiêu rất lớn. Lần này đại chiến phương nam quốc khố vốn đã không giàu có gì, đã trống rỗng rồi. Đây vẫn là Trung Vương Lưu Lăng tốc chiến tốc thắng. Nếu còn đánh thêm một hai tháng nữa, chỉ e là ngay cả quân lương của đại quân cũng không đủ đáp ứng. Lương thực của các đại hộ quyên góp cũng còn có một chút, lại cộng thêm Đại Chu bồi thường, miễn cưỡng cũng có thể đủ cho số cống nạp của Liêu quốc cần. Chỉ là như vậy thì ngay cả tiền thưởng của các binh lính cũng phải giảm đi, thậm chí còn bị chậm.
Nếu đều phát đi cứu giúp các nơi, chỉ e là bên phía Liêu quốc không dễ ứng phó. Nhưng lại không thể mở mắt đứng nhìn con dân của mình chết đói. Quả thực là lưỡng nan. Nghiến chặt răng lại, Hiếu Đế cầm bút lên phê duyệt, các nơi mở kho lương cứu tế. Về phần Đại Liêu cứ để đấy đã, trước tiên để cho các nạn dân miễn cưỡng sống, chỉ hy vọng chờ tới khi mưa thuận gió hòa, cuộc cũng cũng sẽ ngày càng tốt hơn.
Hai hôm trước Trung Vương Lưu Lăng nói hắn có cách ứng phó với Khâm sai của Liêu quốc, chỉ là hỏi nửa ngày hắn cũng không tiết lộ, nói thẳng sơn nhân tự có diệu kế, giả như một giả thần giả thánh lừa ăn lừa uống. Nhưng vừa nghĩ tới khi Lưu Lăng nói chuyện trên miệng vẫn có chút tự tin, trong lòng Hiếu Đế bỗng thấy khoan khoái hơn.
Đúng vậy, có Cửu đệ của mình ở đây, dường như chuyện gì cũng đều có cách giải quyết.
Bữa cơm tối nay, nhất định phải hỏi hắn xem rốt cuộc là có cách gì ứng phó với bên phía Liêu quốc. Hiếu Đế đã khó mà chịu được vài ngày nữa, không biết đáp án thì ngay cả ngủ y cũng không dám.
Đặt tấu chương báo nạn xếp lại với nhau, sai các thái giám mang tới phòng Quân Cơ, nói cho Lư Sâm và Tô Tú biết chỉnh lý con số và giao lên Hộ bộ, cũng thống kê rõ một chút số lượng lương thực của các nơi cần.
Trong tấu chương loại chữ nhẹ, lật ra Hiếu Đế bỗng dở khóc dở cười. Loại tấu chương này chín phần bên ngoài là đều viết chúc mừng Trung Vương khải hoàn, để thể hiện hiếu tâm của các quan địa phương, quà tặng linh tinh cũng đã chiếm tới phần nhiều trong mỗi tấu chương. Hiếu Đế cười khổ, lẽ nào Trẫm thành địa chủ vô lương cướp đoạt tài sản của quan viên sao?
Nhưng nghĩ lại cũng đúng, nửa năm nay các nơi đều quyên tiền theo yêu cầu của mình. Người hiểu biết thì rõ ràng quốc khố không đủ, không hiểu chuyện còn cho rằng Hoàng đế Trẫm là tham tài thành tính rồi. Nhưng như vậy cũng tốt, khiến cho những người đó quyên tiền khó, hiếu kính thì trái lại rất nhanh nhẹn.
Hiếu Đế không ngờ các quan lại địa phương dù không phóng khoáng nhưng cũng hiếu kính rất nhiều, cộng lại với nhau cũng lên tới năm vạn quan. Đám quan địa phương như vậy xem ra là không nghèo. Nghèo đều là người dân. Hiếu Đế nhíu mày, nhưng rất nhanh đã bình thường trở lại. Hiện giờ rất nhiều việc bị gác lại, bước chân dù sao cũng phải từng bước từng bước, chờ quốc gia thái bình trở lại, bước đầu tiên chính là phải trừng trị tham quan ô lại.
Còn có một bản tấu chương khiến cho Hiếu Đế chú ý. Bản tấu chương này đặt sau cùng những tấu chương chúc mừng của quan lại các nơi. Nếu không phải Hiếu Đế muốn xem người dâng tấu chương tỏ ý chúc mừng là ai, thì thật sự không muốn nhìn tới nữa. Cầm bản tấu chương lên xem, y liền bị nội dung của tấu chương hấp dẫn.
Tấu chương này là Chu Diên Công trên đường từ Tây Hạ trở về, nửa đường cho khoái mã dịch trạm đi trước đưa tới triều đình. Lúc này có lẽ y vừa vào quan cũng không xa lắm. Trên tấu chương viết Quốc chủ Tây Hạ Ngôi Danh Nẵng Tiêu vì thể hiện nguyện ý giao hảo với hai nước, đã đặc ý tặng 300 ngựa, 500 trâu, năm nghìn con dê. Số gia súc này do Chu Diên Công đang đi trên đường đảm nhiệm, nghĩ thấy y chỉ mang theo có hai ba mươi tùy tùng, thật sự khó mà đưa đàn gia súc đó trở về.
Trong đó còn đề cập tới quốc thư của Quốc chủ Tây Hạ Ngôi Danh Nẵng Tiêu hy vọng hai nhà liên minh, hiện giờ vẫn còn trong tay Chu Diên Công. Sau đó là chúc mừng Trung Vương đã đại phá quân Chu, chúc mừng Đại Hán quốc ta vận mệnh quốc gia hưng thịnh. Tấu sau cùng này mới là quan trọng, là phân tích của Chu Diên Công về thế cục hiện tại.
Chu Diên Công đề nghị giao hảo với Tây Hạ, hai nước thiết lập bang giao, bù đắp cho nhau. Xác định vài địa điểm tại biên giới, thiết lập chợ, người dân hai bên cùng giao dịch. Đối với yêu cầu đòi chỗ tốt của Tây Hạ đưa ra, ý kiến của Chu Diên Công là vắt chày ra nước. Theo ý của y thì Ngôi Danh Nẵng Tiêu không phải là một nông phu chú trọng tới cái lợi nhỏ như con ruồi, sở dĩ đề nghị cùng Đại Hán thân nhau, là muốn xem thái độ của Đại Hán. Nếu Đại Hán không đồng ý, có lẽ là hắn sẽ tức giận, nhưng tuyệt đối sẽ không nổi binh. Nếu đồng ý rồi, Chu Diên Công ngược lại lo lắng từ nay về sau Tây Hạ sẽ ngày càng táo tợn.
Còn có, Chu Diên Công đề cập tới vấn đề cống nạp của Liêu quốc. Y nói trên đường đi về phía tây tới Tây Hạ, y đã thấy quá nhiều chuyện thê lương của nạn dân thê tử phân ly. Thỉnh cầu Bệ hạ nên lấy nạn dân làm trọng, mở kho lương. Về phần làm thế nào để ứng phó với Đại Liêu, Chu Diên Công đề nghị có thể thương lượng với Khâm sai Đại Liêu. Nếu không thể gom góp đầy đủ mang tính chất một lần, thì chia ra đưa qua, tin chắc Đại Liêu sẽ nghĩ tới lâu dài về sau mà không bức ép quá gấp.
Thứ ba, là đề nghị các châu phủ chiêu mộ dân dũng, giống như chế độ quận binh của Đại Chu. Quân lương của quận binh không quy về triều đình phân bố, do địa phương tự cung tự cấp. Chiến sự phương nam thể hiện được sự bất lực của các châu phủ địa phương Đại Hán. Nếu các châu phủ đều có hàng nghìn quận binh có tố chất huấn luyện, ứng phó với những dân biến hoặc phỉ loạn ngẫu nhiên xảy ra, khi chiến tập trung cũng là một cánh quân đội. Như vậy cũng sẽ tránh được cục diện phân chia trú đóng ở các châu như Kiến Hùng quân và Phủ Viễn quân.
Ba điều này đều là lời vàng ngọc.
Hiếu Đế hít sâu một hơi, cẩn thận đọc kỹ lại lần thứ hai, trong lòng thấy rộng mở.
Đế Trụ
Tác giả: Trí Bạch