Chương 129
Huyện Bình An.
Nhóm dịch: Nghĩa Hiệp
Nguồn truyện: Metruyen.com
(¯`'•.¸(¯`'•.¸† Chia sẻ bởi: BànLong.us †¸.•'´¯)¸.•'´¯)
Mặc dù Chu Diên Công thân là Khâm sai đại thần, nhưng vì hành trình vội vàng căn bản không chuẩn bị nghi thức gì. Một trăm thân binh khí thế phi phàm cưỡi ngựa lần lượt đi bên Chu Diên Công, cũng thể hiện được sự uy phong lẫm liệt. 100 người, đặc biệt còn là 100 kỵ binh, kỳ thực xem ra đã giống như một trận lũ rồi.
Vó ngựa giẫm lên, bùn đất bắn tung tóe lên không và dừng lại chỉ trong thoáng chốc, hoàn thành cuộc hành trình chỉ có một lần này. Mặc dù buổi chiều mùa đông rét đậm đầy ánh nắng nhưng vẫn không thể ngăn được gió bắc lạnh giá. Đặc biệt là cưỡi ngựa phi nhanh càng khiến cho người ta cảm thấy gió thổi lên mặt giống như lưỡi dao sắc nhọn cứa vào đau nhức.
Cảnh sắc trên đường ngoài tiêu điều ra vẫn là tiêu điều. Lớp tuyết tích tụ trên đường lớn bắt đầu tan chảy, đường đi lầy lội khó đi, vó ngựa chạm lên bùn đã bắn lên cao rồi. Những nơi không được ánh nắng mặt trời chiếu xuống, ngay cả tuyết tích tụ cũng không tan chảy được đều hiện lên màu vàng nhạt.
Bên đường thỉnh thoảng lại có một cây lớn sớm đã rụng trụi lá, hình dạng kỳ quặc càng giống như là yêu ma quỷ quái giương nanh múa vuốt. Con đường từ bắc tới nam khoảng hơn 60 dặm, nửa đường không ngờ lại không nhìn thấy bóng dáng người nào. Chu Diên Công có thể tưởng tượng ra những đám người ăn mày chưa biết chừng đang ở một nơi nào đó tránh gió dựa vào nhau để sưởi ấm cho nhau. Trong đó có người già, có phụ nữ, còn có trẻ nhỏ tập tễnh học đi.
Những năm nay Bắc Hán liên miên bị đại hạn, hoa màu không hề được thu hoạch. Trước khi Hiếu Đế đăng cơ Lão Hoàng đế Lưu Nghiệp đã từng muốn miễn thuế cho người dân 1 năm. Nhưng Đại Liêu bên đó bức ép, cho nên ý nghĩ thiện tâm này cũng chẳng qua là sinh non trong đầu Lão Hoàng đế mà thôi.
Cơm cũng chưa được ăn thì lấy tiền đâu mà nộp thuế? Theo lý mà nói thì khoản thuế mà triều đình chế định không phải là quá cao. Nếu là những năm mùa màng thu hoạch bình thường, ngoại trừ thuế má ra người dân bình thường vẫn còn có thể có chút lợi nhuận. Nhưng đây chẳng qua chỉ là chuyện lý tưởng hóa, mức thuế của triều đình định ra tới địa phương ít nhất cũng đã cao lên gấp đôi rồi. Cho dù là người dân được mùa cũng chưa chắc đã ngày ngày được ăn no, càng huống hồ bây giờ thiên tai như vậy.
Đất đai hoang hóa nhìn qua có chút tráng lệ, nếu đây là vào thời kỳ thịnh Đường nói không chừng có bao nhiên văn nhân mặc khách bắt đầu văn như suối tuôn. Chu Diên Công cũng là một người bụng đầy kinh luân, chỉ là lúc này trong lòng y chỉ có nỗi bi thương vô cùng, sao còn có hứng thù mà khơi nguồn thi ca.
Y thậm chí có thể tưởng tượng tới tuyết trắng phủ kín lớp mạ đã khô vàng rồi, còn có từng khe rãnh nứt sâu như vân rùa trên mặt đất. May mắn, ông trời dường như không có bị mù mắt, sau khi cánh đồng tuyết trắng này tan chảy chí ít cũng có thể giảm bớt được tình hình thiên tai, nhưng đó cũng là chuyện của sau mùa xuân năm sau. Còn hiện tại, người dân vẫn thiếu cơm ăn áo mặc, nói không chừng ngay cả lạnh cộng thêm đói nữa cũng sẽ chết bao nhiêu người rồi.
Nghĩ tới hàng ngàn vạn nạn dân ở trong căn nhà dột nát ngửa mặt lên nhìn trời, vì tiết kiệm thể lực mà ai nấy dường như là những con rắn ngủ đông quấn quýt bên nhau, lòng Chu Diên Công nóng như lửa đốt. Y hận là không thể một ngày có thể chạy đi hết tất cả các huyện mở kho phát lương thực.
Chẳng sợ một ngay hai bữa cháo nóng, đối với những nạn dân đã không còn sức để xin nổi bát cơm ăn đó mà nói cũng là một niềm hạnh phúc lớn lao. Càng huống hồ năm nạn như vậy, Bắc Hán chỉ có bao lớn, cả nước đều gặp họa, xin ăn còn có thể xin ở đâu đây? Đi về hướng bắc, đi về hướng tây, chỉ có thể biến thành nô bộc của người Khiết Đan hoặc người Đảng Hạng, cái chết càng nhanh càng uất ức hơn mà thôi. Đi về phía nam tới Đại Chu thì sao? Trừ phi vượt qua được sự cản trở ở biên giới của sáu vạn Phủ Viễn quân.
Hơn nữa, quan viên bên phía Đại Chu chắc chắn sẽ không cho phép nạn dân của Bắc Hán nhập cảnh. Nếu nạn dân dũng mãnh đi vào Đại Chu, đối với những người địa phương đó sẽ tạo thành sự tấn công chí mạng, đừng nói là hai nước hiện giờ đang trở mặt với nhau, cho dù là liên bang cũng không thể trừng mắt nhìn hàng vạn nạn dân tấn công người dân nước mình.
Năm đại nạn như vậy đã không phải là dựa vào một hai vị thanh quan là có thể giải cứu được vạn dân trong cảnh nước sôi lửa bỏng. Nếu triều đình không mở kho lương thực chỉ e là sẽ không sống nổi 1 tháng nữa. Toàn bộ phía nam Bắc Hán có hàng triệu người ngay cả 1/3 cũng đều không còn, không có nhân dân, đất nước cũng không được gọi là đất nước nữa.
Khi Huyện lệnh huyện Phượng Ninh Thẩm Phục Uy đã bất chấp phạm tội chặt đầu mà tự ý mở kho lương thực, hàng vạn thạch lương thực trù bị để cống nạp Đại Liêu và phát cho quân đội trong kho lương của huyện đã được lấy ra hết. Tại bốn cổng thành của huyện thành đều bố trí lều cháo hàng ngày bố thí cháo cho nạn dân địa phương và người qua đường. Chu Diên Công và Bùi Hạo khi gặp nhau ở huyện Phượng Ninh, chuyện đầu tiên của Huyện lệnh Thẩm Phục Uy làm chính là bỏ mũ xuống, cởi áo quan, cho nha dịch thủ hạ trói mình lại đưa tới trước mặt hai vị đại quan kinh thành.
Chỉ là điều khiến cho Thẩm Phục Uy bất ngờ là hai vị đại quan tới từ kinh thành không những không trách tội y, mà còn đích thân cởi trói cho y và trấn an vài câu. Đặc biệt là vị quan họ Chu đó, rõ ràng còn đề bạt y ở hiện trường, thăng liền cho y hai phẩm cấp lên tòng lục phẩm. Nhưng Thẩm Phục Uy chẳng qua là một Huyện lệnh của một huyện nhỏ, là quan chức dưới thất phẩm.
Mặc dù quan tước của Bắc Hán hỗn loạn, nhưng nhìn chung vẫn là duy trì từ triều Đường tới. Quan chức Huyện lệnh về cơ bản chia ra làm ba cấp, Huyện lệnh kinh thành là chính ngũ phẩm, Huyện lệnh ven đô thành là chính lục phẩm. Thượng huyện địa phương cũng chính là huyện có quy mô tương đối lớn, Huyện lệnh là tòng lục phẩm. Trung huyện, Huyện lệnh là chính thất phẩm. Còn huyện giống như huyện Phượng Ninh mà Thẩm Phục Uy cai quản chẳng qua là huyện nhỏ chưa tới 40 dặm, Huyện lệnh là tòng thất phẩm.
Tòng thất phẩm tới tòng lục phẩm, nếu theo đẳng cấp quan vị triều Đường để tính, đó không phải chỉ là thăng hai cấp. Theo cấp bậc của huyện thời Đường phân chia, Huyện lệnh như Thẩm Phục Uy chẳng qua là một quan nhỏ dưới tòng thất phẩm. Tới khoảng giữa tòng lục phẩm còn phải cách sáu cấp bậc nữa, nhưng sau khi triều Đường diệt vong, Trung Nguyên chia ra thành hơn chục nước nhỏ, lãnh thổ các nước đều không lớn, không cần chia nhỏ cấp bậc quan vị như vậy.
Những tiểu quốc chật hẹp nhỏ bé tương tự như Bắc Hán, trên dưới cả nước chẳng qua mới có hơn 60 huyện, không cần nghiêm khắc về cấp bậc quan vị như vậy. Hơn nữa, Đại tướng quân nhất phẩm Bắc Hán không chỉ có một, điều này ở nước khác chẳng qua là một câu chuyện cười mà thôi. Nên biết rằng từ Tùy Đường tới nay, ngoài Thái tông Lý Thế Dân tự mình làm Đại tướng quân Thiên Sách nhất phẩm ra, thì không có người nào ở vị trí này.
Đại tướng quân Phiêu Kỵ nhị phẩm đã là đỉnh cao của quan võ rồi.
Thẩm Phục Uy tự mở kho quan, không những không bị xử lý mà còn được thăng quan. Điều này khiến cho y có chút không hiểu. Sau khi Chu Diên Công tuyên đọc thánh chỉ trước mặt y, y mới như bừng tỉnh. Thẩm Phục Uy cảm động trang trọng hành đại lễ 309 khấu đầu về hướng Thái Nguyên phủ, vẻ mặt trang nghiêm.
Sau khi cáo biệt Thẩm Phục Uy, Chu Diên Công trước tiên là đi xuống phía nam. Bùi Hạo bị hoảng sợ nên ở lại huyện Phượng Ninh chờ hai ngày, mãi cho tới khi thống lĩnh của đại doanh Kinh Kỳ Trần Viễn Sơn sai binh sỹ tới mới tiếp tục cuộc hành trình. Chu Diên Công từ huyện Phượng Ninh đi thẳng về phía đông nam, cách hơn 70 dặm chính là một huyện có quy mô hơn huyện Phượng Ninh, gọi là huyện Bình An.
Thẩm Phục Uy giới thiệu, Huyện lệnh huyện Bình An tên là Tô Huy, là người của Tô gia đại gia tộc Thái Nguyên. Mặc dù trong lời nói của Thẩm Phục Uy không hề có điểm nào bất kính với Tô Huy, nhưng từ biểu hiện và ngữ khí của y Chu Diên Công đã ngầm đoán được Tô Huy này cũng chẳng tốt đẹp gì.
Mặc dù y không biết vì sao Hiếu Đế không muốn mình trở về Thái Nguyên phủ phục mệnh, mà lại ban danh hiệu Lục Châu Tuần Phủ Sử cứu tế nạn dân. Nhưng nếu đã được Hoàng đế Bệ hạ trọng dụng, y sẽ có trách nhiệm làm tốt công việc này. Bùi Hạo còn mang tới cho y một bức thư đích thân Trung Vương Lưu Lăng viết. Trong thư cũng không đề cập vì sao Hiếu Đế lại sắp xếp nhiệm vụ này cho y, chỉ là cho Chu Diên Công biết thoải mái làm, có Hoàng đế và Trung Vương chống lưng cho y rồi, chỉ cần làm việc tốt có lợi cho nước cho dân thì không cần phải kiêng kỵ gì hết.
Có Hiếu Đế và Lưu Lăng đứng phía sau, Chu Diên Công thực sự không thể nghĩ ra lý do gì để đùn đẩy trách nhiệm. Càng huống hồ chí hướng của y chính là làm một chuyện lớn vì quốc gia, là thanh quan vì dân mưu phúc lợi. Có được cơ hội như vậy y có thể thực hiện được nguyện vọng của mình rồi.
Từ huyện Phượng Ninh chạy như điên hơn 70 dặm, mặc dù là kỵ binh của đại doanh Kinh Kỳ đều có chút thấm mệt, càng huống hồ Chu Diên Công là một văn nhân, chỉ là y cố gắng không nói ra mà thôi.
Thấy huyện thành Bình An đã ở phía xa, Chu Diên Công lén thở phào một tiếng. Nói thực con đường này chạy xuống, cái mông của y sớm đã tê không còn cảm giác gì nữa rồi. Hai bên đùi đã mài rách thành rồi, da thịt đỏ ửng lộ ra ngoài dính vào quần áo bỏng dát.
Yên ngựa được bố trí trên chiến mã quân đội và yên ngựa của gia đình giàu có cấp cho ngựa cũng có sự khác biệt. Yên ngựa của quân đội thì nhỏ hẹp mà thô cứng, chủ yếu là để giảm thiểu gánh nặng cho chiến mã. Còn yên ngựa của gia đình giàu có thì rộng mà dày, thoải mái dễ chịu, cho dù là tiểu thư khuê các nhà giàu ngồi lên yên ngựa như vậy đi vài dặm đường cũng không cảm thấy quá vất vả.
Dường như còn cách một hai dặm, Chu Diên Công thấy phía ngoài cửa bắc huyện Bình An tụ tập đám người đông nghìn nghịt. Tới khi tới gần cổng thành mới thấy chắn ở trước cổng thành là nạn dân không dưới hai nghìn người. Người dân ai nấy đều áo quần mục nát tụ tập lại, không có chút sinh khí nào, giống như là một đám xác không hồn.
Nạn dân đứng trước cổng thành lớn tiếng kêu gào cái gì, dường như là trách vấn quan binh giữ cổng vì sao không mở cổng thành. Nạn dân bao vây trước cổng thành nghe thấy tiếng vó ngựa phía sau, quay đầu lại nhìn là một đội kỵ binh uy vũ lập tức nhường ra một lối đi. Trong lòng những người dân này đối với quan và quan binh luôn có một nỗi sợ hãi. Đặc biệt là thấy người đó cưỡi con tuấn mã cao lớn chạy tới, mọi người sợ hãi tránh những con ngựa to lớn đó giẫm nát thành đống thịt.
Mạng người của thời đại này như cỏ rác, lính phóng ngựa giẫm chết một người dân bình thường căn bản không phải là chuyện gì to tát.
Đám người Chu Diên Công còn chưa tới phía ngoài cổng thành, bỗng nghe thấy một hồi mõ vang lên trên cổng thành, lập tức trên cổng thành xuất hiện không ít binh lính phòng bị, không nói một lời bắt đầu bắn tên về phía đám người.
Lập tức, có vài chục người dân bị mũi tên bắn ngã. Người dân bao vây cổng thành lập tức hoảng sợ, họ giống như một đàn dê nhìn thấy sói đói, cũng không phân biệt được đông tây nam bắc mà bắt đầu chạy loạn lên. Đội kỵ binh của Chu Diên Công bị loạn dân va vào, họ giống như con thuyền bị cuốn đi trong dòng sông lớn.
Chu Diên Công vừa cho thân binh an ủi người dân, vừa hét lớn về phía quân thủ thành trên tường thành:
- Dừng tay! Ta là Chu Diên Công, Khâm sai từ Thái Nguyên tới, phụng chỉ tuần sát lục châu, mau mở cổng thành!
Một người ăn mặc như Huyện thừa từ trong lỗ châu mai của tường thành thò đầu ra nhìn, liền cười lạnh:
- Ngươi như vậy nếu là Khâm sai, ông mày là Trung thân vương rồi. Một đám binh lính không biết từ nơi nào chạy tới cũng dám lớn tiếng, còn tiếp tục tới gần đừng trách ông mày hạ lệnh bắn tên!
Đế Trụ
Tác giả: Trí Bạch