Gia Phụ Hán Cao Tổ

Chương 279: Sinh tử yến. (2)

Chương 279: Sinh tử yến. (2)

Im lặng là cách từ chối tốt nhất, thấy mọi người đều không nói, Lữ hậu nhìn sang Lưu Trường ra hiệu, Lưu Trường vội đứng dậy nói lớn:" Nếu mọi người không nói vậy đệ đi đầu, đệ thấy thái hậu nói đúng lắm, ngăn cách giữa các nước quá lớn, thế này còn nói gì tới đại nhất thống nữa chứ? Phải tiến hành luân chuyển, nước Đường đồng ý đi đầu, mọi người không dị nghị chứ?"

Có người đi đầu rồi, tính cách Lưu Tị vốn không khác Lưu Trường là mấy, lên tiếng ngay:" Đường vương, nước Yên và nước Đường đều phải kháng cự Hung Nô, nếu tiến hành luân phiên, để người Sở tới nước Đường, họ biết chống Hung Nô thế nào? Vài năm luân phiên một lần, chính sách đang tiến hành chẳng phải sẽ bị cắt ngang à? Quan lại muốn quen thuộc địa phương sẽ mất vài năm, không ngừng luân phiên, chẳng phải là cho Hung Nô cơ hội sao?"

Lời này nói là phản bác Lưu Trường, chẳng bằng nói là nói cho Lữ hậu nghe. Lữ hậu cười:" Yên vương phản đối chính sách này?"

"Không phải thần phản đối, nếu thái hậu muốn thi hành, sao thần phản đối được? Chỉ là có ngoại địch, nên nói thẳng, xin thái hậu thứ tội." Khí thế Lưu Tị xuống ngay tức thì, quanh co không chịu đi vào vấn đề:

"Không sao, ta không trách tội, ở điểm này ta cũng nghĩ tới rồi, ta quyết định trước tiên thi hành ở các nước chư hậu trong nước, nước Đường, Yên, Ngô đối diện trực tiếp với ngoại địch có thể hoãn lại, Yên vương thấy sao?" Lữ hậu tỏ ra thông cảm:


Lưu Tị không nghĩ gì nhiều, nghe vậy mừng rỡ:" Thế thì tốt quả rồi, thần thấy làm thế có thể."

Chớp mắt cái Lưu Tị đã ngả sang phía Lữ hậu, các chư hầu vương khác mặt khó coi, song không nói gì, không khí lần nữa trở nên yên ắng.

Lữ hậu điểm danh: "Các nước Trung Nguyên không có ngoại địch, Hàn vương thấy sao?"

"Nhi thần nghe lệnh mẫu hậu." Lưu Hằng trực tiếp thể hiện lập trường, đơn giản dứt khoát:

Thế là Lưu Phì, Lưu Như Ý, Lưu Khôi, Lưu Dĩnh Khách ở vị trí lúng túng, họ thấy đồng minh ngày càng ít. Lưu Khôi sợ hãi nhìn quanh, muốn đồng ý, nhưng thấy đại ca đã có tóc bạc, cắn răng nén sợ hãi không nói.

Lưu Phì do dự chốc lát, nghiêm túc nói:" Bọn nhi thần không phản đối, chỉ là thần tử trong nước không muốn cho lắm.”

"Ồ, quốc tướng của ngươi không tuân chiếu lệnh của ta sao?"

"Thần tử nước Tề từ trên xuống dưới đa phần là người Tề, bọn họ không muốn rời quê, còn nói với nhi thần, nếu có mệnh lệnh như thế, bọn họ từ quan về quê. Nhi thần năng lực không đủ, không trấn áp được quần thần."

Thái hậu gật đầu, lại nhìn sang Như Ý:" Trong nước ngươi cũng có kẻ không phục à?"

Câu này làm Như Ý sợ suýt nữa thì ngã luôn ra đất, hắn vội ngồi thẳng lên đáp:" Nhi thần nguyện ý nghe lệnh thái hậu, đại thần trong nước, nhi thần sẽ khuyên nhủ."

Ở bữa tiệc này, chỉ cần nói sai một câu, e là sẽ phải uống rượu lên đường, không ai dám sơ xuất. Đối với Lưu Như Ý mà nói, quốc lực thì yếu, cả mẹ hắn lẫn hắn lại bị thái hậu ghét, lúc này mà hắn dám đứng đối lập với thái hậu, so với đám huynh đệ, tình cảnh của hắn tệ nhất.

Lữ hậu khinh thường nhìn Lưu Khôi:" Lương vương suốt ngày chìm đắm trong nữ sắc, sợ là không hiểu quốc sự mấy đâu nhỉ?"

Lưu Khôi lưng lạnh toát, hắn nhìn đại ca ở bên, lại nhớ tới thê tử của mình, toàn thân run lẩy bẩy, dưới áp lực cực lớn, nói:" Nhi thần vô dụng, nguyện nghe theo lời thái hậu."

Nói xong hắn nhắm mắt, cúi thấp đầu, không dám nhìn Lưu Phì ở bên.

Lữ hậu làm việc rất tốc độ, chỉ vài câu nói đã khiến tám trên mười người quy phục, chỉ còn lại Sở thế tử và Tề vương. Sở thế tử định nói, Lữ hậu đã cười bảo:" Chuyện này ngươi không cần để ý, ta sẽ đích thân viết hư cho a phụ ngươi, thương lượng với ông ấy.

Thái hậu nói như thế, vậy chỉ còn lại Lưu Phì nữa thôi.

Khi Lưu Phì nhận ra điều này, hắn biết phản kháng không có ý nghĩa nào hết, nay các đại thần đa phần giữ tác phong thời chiến quốc, họ cơ bản do chư hầu vương mời về, chỉ coi chư hầu vương là quân chủ, coi thường triều đình. Bởi thế khi triều đình hạ lệnh biên nhập họ vào quan lại Đại Hán, tiến hành luân chuyển, nghe lệnh triều đình, đại đa số không muốn.

Các quốc tướng sợ lượng lớn nhân tài thất thoát, khiến chính vụ hỗn loạn, tất nhiên không muốn, các quan lại khác còn lấy từ quan để uy hiếp.

Đối diện với tình huống phức tạp như vậy, Lữ hậu vẫn bình tĩnh như thường.

Lưu Phì quyết đoán nhún nhường, biểu thị nghe thái hậu sai bảo.

Chu hầu vương đồng ý chỉ là bước đầu thái hậu thi hành chính sách, vì chấp hành cụ thể, trở lực lớn nhất không phải là chư hầu vương.

Không khí đang nặng nề, Lưu Trường lại đứng lên hỏi:" A mẫu, hôm nay các huynh đệ tề tụ, có thể uống rượu không?"

Mặt Lữ hậu hơi giật, bà cảm giác thằng nhãi này đang có ý gì đây, giờ thằng nhãi này dù làm việc ngốc nghếch thế nào kỳ thực cũng đều có ý đồ cả, song bà vẫn gật đầu.

Thế là Lưu Trường hô lớn, chẳng thèm để ý lễ nghi gì nữa:" Các con cháu của Cao hoàng đế đều tụ tập một nơi rồi, a phụ mà nhìn thấy sẽ vô cùng vui vẻ! Nào chúng ta vì a phụ mà uống rượu! Đại ca! Huynh nghiêm mặt cái gì? Chẳng lẽ thấy đệ không vui à?"

Lưu Trường nỗ lực thay đổi bầu không khí, chỉ là vừa rồi thái hậu gây ra áp lực quá lớn, khiến lúc này bọn họ không dám lơ là.

"Ngũ ca, huynh đừng ăn nữa, ăn ít chút, huynh xem, bụng Vũ Dương hầu còn không to bằng bụng huynh!"

"Ha ha ha, đại ca, huynh thì phải ăn nhiều vào, nước Tề chẳng lẽ còn nghèo hơn nước Đường sao? Huynh nhìn huynh đi, sống như bách tính nước Đường."

Thấy Lưu Trường như vậy, Lưu Doanh thương xót, cũng nói vài câu, mọi người không nghiêm mặt nữa, dù chỉ là giả vờ thì cũng cười. Lữ hậu không ngăn cản Lưu Trường, mọi người lần nữa bắt đầu ăn uống. Có Lưu Trường đi đầu, mọi người không sợ nữa, thái hậu thế nào cũng không thể hạ độc Đường vương, đúng không?

Yến hội rốt cuộc cũng giống yến hội rồi.

"Gió lớn thổi lên ...."

Khi Lưu Trường lờ đờ say hát to, đám huynh đệ há hốc mồm, nhìn bóng dáng lắc lư đó không chớp.

"Nào, khiêu vũ! Khiêu vũ! Ngẩn ra làm gì? Quả nhân năm xưa thường phục rời Trường An, gặp phải tặc khấu, ta uống rượu giết người, giết liền một hơi hơn mười tên tặc khấu, không kẻ nào dám tới gần! Ha ha ha ..."

Nghe Lưu Trường bốc phét, mọi người dụi mắt, hình ảnh trong đầu dần hòa nhập với người phía trước.

Dù thái hậu lúc này cũng đờ người, nhìn chốc lát đứng dậy, lấy lý do không khỏe, vội vàng rời nơi này.

Đám Lưu Doanh mắt đỏ hoe, yên tĩnh nhìn Lưu Trường uống rượu nhảy lảo đảo, miệng hát vang.

Còn Lưu Khôi đã uống say ôm lấy Lưu Trường khóc toáng lên:" A phụ! Con nhớ người lắm!"

Chư hầu vương đều đã phục tùng nhưng không vội rời đi, không phải là họ không muốn đi, chỉ là chưa có lệnh của thái hậu, bọn họ không dám đi.

Trừ Tề vương, Yên vương và Sở thế tử, các vương hầu khác ở Trường An đều không có phủ. Đương nhiên bọn họ cũng có thể ở trong hoàng cung, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, bọn họ vẫn cùng tới Đường vương phủ, chuẩn bị tạm trú. Sở dĩ ở đây mà không phải chỗ Tề vương hay Yên vương chủ yếu là vì thân thiết với Đường vương sẽ không gặp phiền toái gì.

Phủ của Lưu Trường đại khái là nơi an toàn nhất Trường An, còn an toàn hơn cả Tuyên Thất điện, vì gác cửa của Tuyên Thất Điện không dám ngăn cận thị của thái hậu, mà tên cận thị mấy hôm trước vô lễ với đám Lưu Khôi gặp xá nhân của Đường vương phải chào hỏi. Bọn họ biết Đường vương rất bao che người dưới, còn nóng tính, dù Đường vương có giết bọn họ, thái hậu cũng chẳng trị tội ... Cùng lắm là ăn vài gậy, bôi ít thuốc.


Truyện Cùng Thể Loại

Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức


Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất