Người Chơi Hung Mãnh

Chương 140: Phản Ứng Của Nữ Đế (2)

Chương 140: Phản Ứng Của Nữ Đế (2)

Có mấy ai biết rõ điều này? Không dấn thân vào triều đình, căn bản là không thể nào biết được, thậm chí có một bộ phận quan viên cũng không ý thức được nguy cơ của Đại Ngụy nằm ở chỗ nào.
Nhưng bài văn chương này, lại chỉ ra được tất cả vấn đề trước mắt của Đại Nguỵ.
Chẳng những viết ra, hơn nữa còn sắc bén gãi đúng chỗ ngứa.
Sắc bén đến nỗi muốn tránh cũng tránh không được.
Nhưng điều thực sự làm nàng ngạc nhiên không phải là chỉ ra vấn đề.
Văn võ cả triều, ai không biết chỉ ra vấn đề?
Điều thực sự làm nàng rung chuyển là giải quyết vấn đề.
Trong bài An Quốc Sách này, có cách giải đáp, mà cách giải đáp này, lại càng tươi mới thoát tục.
Đại Ngụy tiền trang.
Tập hợp tiền tài của dân chúng, tạo phúc cho dân chúng.
Luận điểm trong đó càng làm cho vị Nữ đế này liên tục chấn động.
Ví dụ như Phú Thôn Tu Lộ (sửa đường cho thôn giàu).
Thân là đế vương Đại Ngụy, nàng há có thể không biết đạo lý này, chỉ có kinh tế thương mại mới có thể thúc đẩy ngân lượng lưu thông, ngân lượng lưu thông mới có thể tạo ra doanh thu thuế.
Mà đủ loại giao dịch, đều không thể tách rời khỏi tiều vận, bất luận đồ vật nào rẻ đến đâu, qua tay vận chuyển đều sẽ trở nên đắt đỏ.
Nếu có thể sửa đường, phí vận chuyển sẽ giảm đi rất nhiều, giá mua khi bán ra vẫn rẻ như cũ, mà người bán giảm bớt phí vận chuyển, giảm bớt giá cả trong đó, lợi nhuận ít nhưng tiêu thụ nhiều, như vậy người mua bán sẽ nhiều lên.
Đối với Đại Ngụy, mỗi giao dịch đều là nguồn thu thuế.
Nhưng câu hỏi đặt ra, sửa đường, ai sửa?
Để cho người dân tự bỏ tiền ra để xây đường sao?
Có giác ngộ này, Đại Ngụy đã sớm thống nhất thiên hạ.
Cho nên chỉ có thể để triều đình tài trợ xây đường.
Chỉ là xây dựng một quan đạo, cần hao phí mấy vạn lượng bạc.
Nhưng mà quan đạo thông suốt, vận chuyển hàng hóa giảm xuống, dân chúng chắc chắn sẽ có lợi nhuận.
Nhưng lại xuất hiện một vấn đề lớn, chờ địa phương thu một vạn lượng thuế mất bao lâu?
Hơn nữa sau khi huyện nha địa phương có bạc, thì còn có thể chịu cảnh khổ sở sống qua ngày sao?
Các loại phụ trợ tiêu phí đã lớn hơn mấy ngàn lượng bạc, bởi vì chuyện này, tiên đế đã giết một đám tham quan ô lại.
Nhưng đây không phải là vấn đề, vấn đề thực sự chính là.
Thí điểm thử nghiệm thì có thể, nhưng muốn mở rộng cho cả quốc gia thì không thể làm được.
Nguyên nhân chính là.
Không có tiền.
Một huyện xây một con đường thì cần một vạn lượng bạc.
Mười huyện thì là mười vạn lượng bạc.
Ở đâu có nhiều tiền bạc như vậy?
Hơn nữa đây vẻn vẹn chỉ là sửa đường mà thôi, cũng không thể quét sạch quốc khố chỉ vì sửa đường chứ?
Điều này rõ ràng là không thể.
Nhưng bài viết này lại nhắc tới hai điểm, khiến nữ đế Đại Ngụy không thể không chấn động.
Lấy từ dân, dùng cho dân, tiền tài của dân chúng được tiết kiệm ở tiền trang Đại Ngụy, tiền trang đem ngân lượng cho các huyện các nơi mượn, phát triển thương mại.
Trước vay sau trả, xây dựng xếp hạng tín nhiệm, đến hạn không trả, lập án điều tra kỹ lưỡng, nếu quan viên địa phương tham ô trái pháp luật, xử tử tại chỗ, nếu dân chúng đầu cơ trục lợi, nghiêm trị không cho vay, ba đời không được khoa cử, kinh doanh, nhập ngũ.
Hai điểm này có thể nói là điểm mấu chốt.
Kho bạc Đại Ngụy đích thực không có tiền.
Nhưng thành lập tiền trang, để cho dân chúng ngoan ngoãn đem ngân lượng gửi vào trong đó, sau đó lại dùng số tiền này đi kiến thiết Đại Ngụy.
Huyện phủ địa phương nếu đến hạn không trả, lập án điều tra kỹ lưỡng, tham ô trái pháp luật liền giết, dân chúng nếu kiếm được ngân lượng, lại luyến tiếc nộp thuế ngân, ba đời không được khoa cử kinh doanh nhập ngũ.
Hình phạt này cũng đủ tàn nhẫn.
Ba đời không được khoa cử kinh doanh nhập ngũ, có thể nói là đoạn tuyệt đường sống.
Mặc dù nó hơi khắc nghiệt.
Nhưng trong thời kỳ như vậy, lại là cách rất hay.
Có lẽ làm như vậy sẽ tạo ra một ít bất công, nhưng đối với một vương triều mà nói, hy sinh một bộ phận nhỏ lợi ích của người khác, đổi lấy lợi ích của đại bộ phận người dân, cũng rất xứng đáng.
“Tốt!”
Một tiếng tán thưởng vang lên.
Nữ tử quỳ gối trong Dưỡng Tâm điện, không khỏi lộ ra vẻ kinh ngạc.
Vị nữ đế trên ngai rồng này cũng không đơn giản như trong tưởng tượng, chuẩn xác mà nói, thân là thị nữ của nàng, Lý Uyển Nhi cũng không hiểu được tính tình của nữ đế.
Có đôi khi cảm thấy nữ đế rất dễ nói chuyện, hơn nữa thoạt nhìn giống như không hề có tâm cơ gì.
Nhưng có đôi khi lại sâu như biển, thường chỉ cần một ánh mắt, liền có thể nhìn thấu hết thảy lòng mình, cho nên phục vụ vị đế vương này, các phương diện nàng ta đều phải thật cẩn thận.
Chỉ là bất luận như thế nào, nàng ta cũng chưa từng nhìn thấy bộ dáng như thế của nữ đế.
Trong lúc nhất thời, Lý Uyển Nhi có chút tò mò.
"Đại Ngụy thật sự xuất hiện một vị kỳ tài khoáng thế."
Tiếng kinh hô lại vang lên.
Là giọng nói của nữ đế.
Tán thưởng như vậy, làm cho vẻ mặt của Lý Uyển Nhi lại thay đổi.
Tuyệt thế văn chương, đích thật là hiếm thấy, nhưng không có nghĩa là Đại Ngụy không có.
Bài văn chương có thể làm cho nữ đế tán thưởng như thế, rốt cục là văn chương gì? Hơn nữa trong bài văn chương đó rốt cục đã viết nhữmg gì?
Nàng ta không biết.
Nhưng nàng ta rất muốn biết.
Tuyệt thế văn chương, trước tiên trình cho bệ hạ xem, sau đó là cho chư vị đại nho đọc, thế nhưng nhất định phải chờ bệ hạ đọc xong, các đại nho mới có thể đọc.
Nếu không sẽ là một sự bất kính lớn.
"Truyền ý chỉ của trẫm."
"Tuyệt thế văn chương nhập Văn Cung phong tồn, không có ý của trẫm, không được đọc."
Giọng nói của nữ đế vang lên, hạ ra một đạo ý chỉ.
"Tuân chỉ."
Đây là lần thứ ba Lý Uyển Nhi khiếp sợ.
Theo lý thuyết tuyệt thế văn chương sau khi được bệ hạ đọc xong, sẽ đưa cho các vị đại nho Văn Cung lần lượt đọc, nhưng không ngờ, bệ hạ lại hạ lệnh không cho phép bất kỳ kẻ nào được đọc?
Trong bài văn chương đó rốt cục viết những gì?
Hứa Thanh Tiêu này rốt cuộc là người ra sao?
Lại có thể được bệ hạ coi trọng như thế?
Một đống nghi hoặc xuất hiện trong đầu, nhưng Lý Uyển Nhi biết rõ một chuyện.
Hứa Thanh Tiêu này, có thể thâm giao.
Tuy nàng ta chỉ là thị nữ, nhưng nàng ta cũng cần phải củng cố địa vị của mình, rất nhiều người trong triều kính trọng vì mình là người thân cận nhất của bệ hạ.
Nhưng chơi với vua như đùa với hổ, nói không chừng một ngày nào đó khi mình bị bệ hạ vứt bỏ.
Đế vương vô tình.
Cũng không phải chỉ nói ngoài miệng mà thôi, cho nên nếu là người có thể được bệ hạ tán thưởng, nàng ta ít nhiều sẽ chú ý một chút.
Hứa Thanh Tiêu có thể được nữ đế tán thưởng như thế, cũng đủ để chứng minh nữ đế coi trọng Hứa Thanh Tiêu, hơn nữa nhìn bộ dáng này, tuyệt đối không phải đơn giản.
Cho nên Hứa Thanh Tiêu này, nàng ta nhất định phải thâm giao.


Truyện Cùng Thể Loại

Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức


Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất