Giếng Tỏa Long?
Truyền thuyết về giếng Tỏa Long tôi từng đọc qua, được ghi chép lại trong rất nhiều câu chuyện cổ tích thần thoại. Hơn nữa, ngay cả chính sử dã sử, cũng có không ít miêu tả về giếng Tỏa Long. Nội dung gần như đều giống nhau, nói là có giao long làm mưa làm gió khắp nơi, cuối cùng bị cao nhân thu phục. bị nhốt vào trong giếng Tỏa Long. Để giao long tự kiểm điểm lại bản thân.
Mà giếng Tỏa Long, không chỉ có một, nghe nói có rất nhiều, phân bố ở những nơi khác nhau, cũng tương ứng với các truyền thuyết khác nhau. Phổ biến nhất chính là giếng Tỏa Long ở Bắc Kinh. Tương truyền thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, quân xâm lược Nhật Bản không tin, cứ muốn kéo dây xích trên giếng Tỏa Long. Nhưng kéo lên được hơn hai mươi ngày, dây xích đã trải đầy cả sân, vẫn chẳng kéo được hết xích lên. Đúng lúc này, bên trong giếng Tỏa Long vang lên một âm thanh như tiếng trâu kêu, những binh lính Nhật Bản kia không dám kéo dây xích lên nữa. lập tức thả xuống lại. nghe nói chuyện này từng có người tận mắt nhìn thấy.
Gần đây có câu chuyện giếng Tỏa Long ở tuyến đường tầu điện ngầm số 5 ‘Bắc Tân Kiều’. Bắc Tần Kiều vì sao được gọi là Bắc ‘Tân’ Kiều. Bắc Kinh thành tổng cộng có chín cổng, vì sao lại có câu ‘Bắc Kinh thành cửu môn bát điển nhất khẩu chung’. cụ thể không nói nhiều nữa, mọi người có thể lên tra BAIDU. ( ngoài ra, chuyện này nằm ngoài lề, hôm kia Trương mù đến Bắc Kinh ‘làm việc’, cũng là việc có liên quan đến đường tàu điện ngầm.)
( mọi người có tra google cũng hiếm thông tin nên nếu ai có hứng thú thì có thể tham khảo những thông tin Sam đã sàng lọc ở đây, ai biết tiếng Trung có thể tự tra BAIDU để hiểu rõ hơn.
1 – tuyến đường tàu điện ngầm số 5 ở Bắc Tân Kiều: Theo truyền thuyết tại Bắc Kinh, nơi cầu Bắc Tân có một cái giếng tên là “Tỏa Long”, đáy giếng có ‘hải nhãn’ tức là mắt của biển cả. Truyền thuyết kể rằng, lão Long Vương muốn nhấn chìm thành Bắc Kinh nên bị Lưu Bá Ôn giáng phục dùng xích sắt khóa tại cửa giếng. về sau, Lưu Bá Ôn để lại lời rằng, đợi cây cầu cũ gãy thì sẽ thả Long Vương ra. Mọi người đã không sửa lại cầu mà chỉ xây ngôi miếu Nhạc Vương lên trên miệng giếng và đặt tên nơi đây là “Bắc Tân Kiều”. Cũng chính vì thế cây cầu này không thể cũ được cho nên lão Long Vương mãi mãi bị nhốt ở đây. Hiện nay, Vị trí của giếng này vốn gần với tuyến đường tàu điện ngầm số 5, khi tu sửa tuyến tàu điện ngầm này Bắc Kinh từng ra lệnh cần phải nắn chỉnh đường ray để tránh xa vị trí giếng cổ, bởi từng nghe chuyện về lính Nhật và Hồng vệ binh động vào giếng cổ nên chính quyền Bắc Kinh đã không dám mạo phạm.
2- ‘Bắc Kinh thành cửu môn bát điển nhất khẩu chung’ : ‘cửu môn’ là chỉ chín cổng thành cao lớn nhất của thành Bắc Kinh cũ, là Chính Dương Môn, cùng với những cổng thành khác ở hai bên trái phải bao gồm: Sùng Văn Môn, Tuyên Vũ Môn, Triều Dương Môn, Đông Trực Môn, Ân Định Môn, Đức Thắng Môn, Tây Trực Môn, Phụ Thành Môn. Theo quy tắc cũ, chín cổng thành đều phải treo tám cái chuông báo giờ, ‘cũng chính là ‘điển – tức là giờ’ trong câu trên. Mỗi khi nghe thấy tiếng chuông ‘canh một’ và ‘canh năm’ truyền đến từ ‘Chung Cổ Lâu’ ở giữa thành. ( người xưa chia ban đêm ra làm 5 canh, mỗi canh khoảng 2 giờ đồng hồ.) . vậy thì các cổng thành sẽ gõ chuông để đóng hoặc mở cổng thành. (sau canh 1, chỉ có Tây Trực Môn không đóng cổng, bởi đó là thông đạo vận chuyển nước suối trên núi Ngọc Tuyền cho Hoàng gia.) nhưng về sau lại biến thành “chín cổng nhưng có tám cổng treo tám chuông báo giờ còn một cổng treo ‘chuông thành’” , tức là tám cổng khác đều treo chuông báo giờ, còn riêng Sùng Văn Môn lại được treo ‘chuông thành’ . từ đó mới có câu ‘cửu môn bát điển nhất khẩu chung’. Câu chuyện này vẫn còn dài lắm, ai muốn tìm hiểu thì Sam kể sau nha. )
Tôi còn nhớ rõ, vì thế nước ta thậm chí còn cố tình tìm tòi về bí mật của giếng Tỏa Long, cuối cùng kết luận đưa ra đương nhiên lại chỉ là truyền thuyết. cái gọi là giếng Tỏa Long, tuy rằng có tồn tại. nhưng bên trong không có nhốt rồng, chỉ là một cái giếng bình thường mà thôi.
Ở chung với đám người Trương mù lâu, tôi cũng bắt đầu có thái độ hoài nghi với lịch sử được ghi lại trên sách, nhưng cho dù giếng Tỏa Long này thực sự tồn tại. vậy thì cũng phải nằm ở những nơi như Vũ Châu, Bắc Kinh, Trùng Khánh Vu Sơn, chẳng có liên quan gì với thành Lão Ty cả!
Trần Hữu Tín nói:
- Tôi không biết Trương mù đã nói với cháu chưa, những thứ ghi chép trên lịch sử, còn với truyền thuyết dân gian, đều không thể nói là vô căn cứ, nhất định năm đó đã xảy ra chuyện gì, cho nên mới ghi lại hoặc là lưu truyền tới nay. Cháu nghĩ xem, thời cổ đại đế vương đương quyền, thứ mà bọn họ không muốn để cho dân chúng biết nhất là cái gì?
Tôi nghĩ ngợi nói:
- Bí tân của gia tộc đế vương?
( bí tân: chỉ những chuyện cực kỳ cơ mật, riêng tư không thể để cho ai biết.)
Trần Hữu Tín liếc mắt nhìn tôi nói:
- Chả trách Trương mù kêu cháu là thằng ngốc, một chút cũng không oan uổng! các thời kỳ đế vương, sợ nhất là trong nhân gian có người biết nơi long mạch căn cơ của triều đại bọn họ. bởi vì chỉ cần biết được chỗ này, chặt đứt long mạch đi, như vậy triều đại rất có thể sẽ bị thay đổi!
Tôi liên hệ đoạn trước và đoạn sau lại, hỏi Trần Hữu Tín:
- Cho nên giếng Tỏa Long, thực ra không phải là để nhốt cái gọi là ‘rồng’ , mà là nhốt long mạch? Kiểu giống như thợ đài?
Trần Hữu Tín nói:
- Cháu còn biết thợ đài? Xem ra học được không ít, nhưng cháu nói chỉ gần đúng thôi, chứ không phải thợ đài, mà là một bố cục phong thủy, đó là sở trường của thợ cạo đầu, nhốt rồng, định long mạch.
Tôi nói:
- Thế nên, giếng Tỏa Long cũng là của thợ cạo đầu lưu lại? nơi này cũng có một con long mạch? Nếu là như thế, vì sao còn phải giấu Vương Tuyết Mai bên trong, chẳng lẽ không sợ bị thợ cạo đầu khác biết? đến lúc đó, Vương Tuyết Mai chẳng phải càng nguy hiểm hơn sao?
Trần Hữu Tín lắc đầu:
- Cái giếng này là ông nội cháu để lại, trừ phi là đích thân ông nội cháu nói cho người khác biết, bằng không, không ai biết đây là giếng Tỏa Long. Thường thì bốn phía giếng Tỏa Long đều có dây xích khóa lại. cháu nhìn cái giếng này đi, làm gì có xích? Lại nói ai nói với cháu chỗ này có một con long mạch?
Nghe Trần Hữu Tín nói mà mây mù bay đầy đầu, nếu nơi này không có long mạch, vì sao cái giếng này lại được gọi là giếng Tỏa Long?
Trần Hữu Tín nói:
- Cháu bé, cháu đừng vội, có lẽ cháu ít nhiều cũng nghe nói về ông nội mình rồi, nói theo cách nói lưu hành hiện giờ của các cháu thì là, Trương mù là thiên tài, còn Lạc Triều Đình là toàn tài, có thể nói, trên thế giới này, không có thợ thuật nào Lạc Triều Đình không biết. chỉ có chuyện cháu không tượng tượng nổi, chứ không có chuyện ông ấy không làm nổi!
Tôi lại nhìn thấy ánh hào quang trong mắt Trần Hữu Tín.
Tôi lo lắng Trần Hữu Tín càng nói càng lạc đề, vì thế vội vàng kéo đề tài về:
- Cho dù là ông nội cháu để lại, nhưng cái đó có liên quan gì với Vương Tuyết Mai? Nói lâu như vậy, ông vẫn chưa trả lời cháu vì sao Vương Minh Tuyên muốn khiến Vương Tuyết Mai trở thành vị tiên thứ nhất. lại vì sao phải hạ táng cô ta vào giờ tý. Mặc khác, cô ta có liên quan gì với giếng Tỏa Lòng này?
Trần Hữu Tín nói:
- Chẳng lẽ cháu vẫn chưa hiểu?
Tôi ngây mặt, hiểu cái gì?
Ông ấy rất thất vọng nói:
- Tôi hỏi cháu, giếng Tỏa Long nhốt cái gì?
Tôi nói:
- Vừa nãy ông nói rồi, nhốt rồng, định long mạch còn gì? nhưng ông cũng nói, nơi này không có long mạch.
Trần Hữu Tín có chút nóng nảy nói:
- Thằng bé ngốc này, cháu không biết động não à! Tôi hỏi cháu, ông nội cháu xây cái giếng này để làm gì?
Tôi nói:
- Không phải vì giấu Vương Tuyết Mai đó sao? --- ý ông là ………
Nghĩ đến đây, đầu tôi như nổ tung, tôi đứng bật dậy từ ngưỡng cửa, nhìn người con gái kì lạ nằm giữa sân. Trong khoảng thời gian ngắn, toàn thân đều run rẩy, một lúc sau, tôi mới bị Trần Hữu Tín ấn vai ngồi xuống. Nhưng thân thể vẫn đang run rẩy không ngừng. Tôi rất khó khăn quay đầu đi, nói với Trần Hữu Tín:
- Ý ông là, Vương Tuyết Mai vốn chính là long mạch?
Tôi thấy Trần Hữu Tín rất tự hào gật đầu, còn đưa tay lên vuốt râu dưới cằm.
Nhìn thấy ông ấy gật đầu, tôi có cảm giác não mình không đủ dung lượng để dùng. Cho tới bây giờ chỉ nghe nói qua "sơn có sơn thế xuất long mạch, thủy có thủy thế nuôi ma quỷ" , làm gì nghe nói con người cũng có thể là long mạch? Con mẹ nó quá vô lý rồi đi?
Tôi liếc nhìn Trương mù, lại nhìn Lăng Giáng, vốn nghĩ có thể đạt được một vài đáp án khẳng định từ chỗ bọn họ, nhưng lại phát hiện, bọn họ vẫn đang bận bịu chuẩn bị, không có thời gian quan tâm cuộc đối thoại giữa tôi và Trần Hữu Tín.
Trần Hữu Tín nói:
- Trên cơ thể con người vì sao không thể có long mạch? Tôi hỏi cháu, long mạch là một thứ như thế nào?
Oái! Ngày trước chỉ nghe người ta nói long mạch long mạch, nhưng cụ thể long mạch là cái gì, tôi còn thực nói không nên lời!
Trần Hữu Tín nói:
- Cái gọi là long mạch, nói trắng ra, là khí vận! sơn thế hữu khí xuất long mạch, đám thợ cạo đầu có thể định long mạch, há không phải chính là vì có thỉnh vận kiếp mạch đó sao? nếu sơn thế có khí vận tốt nên có long mạch, vậy chỉ cần một con người cũng có khí vận lớn, vậy hắn cũng là long mạch, vả lại, nhân thân long mạch, so với sơn thế long mạch, càng nhiều khí vận hơn. Nhìn chung các thời đại hoàng đế khai quốc, vì sao trước lúc xây dựng lại quốc gia, nhất định phải phá hoại long mạch căn cơ của triều đại trước. còn không phải là chuyển khí vận của long mạch lên trên người mình sao? lấy một cái ví dụ rất quen thuộc, Chu Trọng Bát năm đó, là một gã ăn mày, tại sao có thể lên làm hoàng đế khai quốc? còn không phải bởi vì trên người hắn có đúng nửa con rồng!? vẫn còn Thiều Sơn Mao…… ( ý nói Mao Trạch Đông.)
Tôi vội vàng bịt miệng Trần Hữu Tín lại, loại chuyện này mà cũng có thể tùy tiện thốt ra khỏi miệng?
Nhưng những lời của Trần Hữu Tín lại khiến tôi nhớ tới lúc ở trường học, thời điểm Lăng Giáng giải thích về thỉnh vận kiếp mạch, cũng nhắc qua hai người kia, xem ra, trên chuyện này, cách nhìn của thợ nhân đều tương đồng.
Trần Hữu Tín nói:
- Giờ cháu đã hiểu chưa? Con bé bị chọn làm vị tiên thứ nhất, chính là bởi vì thân mình có đại khí vận, một khi thành "Tiên" , nếu không phải là ông nội cháu, thì thợ nhân bình thường chắc chắn không có biện pháp chống lại được con bé. Sở dĩ chọn hạ táng vào giờ tý, bởi vì long mạch trời sinh thuần dương, nhưng con bé lại là thân nữ nhân, từ nhỏ thuần âm, không hạ táng giờ tý, sợ là xác chết khó giữ, bảy phách khó lưu.
Tôi gật đầu, đột nhiên hiểu ra vì sao lúc Trần tiên sinh nghe thấy mẹ tôi nói Vương Tuyết Mai được hạ táng vào giờ tý lại ngã nhào khỏi ghế. Tôi đoán có lẽ từ lúc đó ông ấy đã nắm được ít manh mối, nhưng không dám nói ra mà thôi.
Hơn nữa, nếu trên người Vương Tuyết Mai có long mạch, vậy thì vì sao ông nội phải giấu cô ta trong giếng Tỏa Long cũng đã có thể lý giải. ông nội không phải muốn nhốt cô ta, mà là muốn bảo vệ cô ta không bị thợ cạo đầu hãm hại, nếu không, cô ta chắc chắn không thoát khỏi thỉnh vận kiếp mạch của thợ cạo đầu.
Lục đục giữa các thợ nhân, nói thật, cho dù tôi của mấy chục năm sau nghe thấy, đều cảm thấy khiếp sợ. hơn nữa, trong này còn liên lụy đến tầm quan trọng của câu chuyện, cho dù tôi nằm mơ cũng không dám tưởng tượng! ---- một người con gái mang trên mình khí vận khai quốc, con mẹ nó là khái niệm như thế nào? Tôi bắt đầu rà soát lại tất cả kiến thức lịch sử của mình, từ lúc Bàn Cổ khai thiên lập địa cho đến khi Trung Quốc mới được thành lập, cuối cùng, tôi tìm thấy thấy ba chữ: ‘Võ Tắc Thiên!’
Lúc tôi đang hết sức kinh sợ với mớ suy nghĩ trong đầu, Lăng Giáng không biết từ khi nào đã đi đến trước mặt tôi, hỏi:
- Anh hôn bao giờ chưa?
Trong khoảng thời gian ngắn, tôi không kịp phản ứng, tôi hỏi ngược lại một câu:
- Hả?
Cô ấy đến gần từng bước, cho dù ánh trăng là màu trắng bạc, nhưng tôi vẫn thấy hai má cô ấy hơi ửng hồng, hô hấp có chút dồn dập, cô ấy lại hỏi một câu:
- Anh hôn bao giờ chưa?