Chương 189: Ngươi là kẻ đạo thơ (thượng)
Thơ Phan Hoa tươi mát phóng khoáng, thanh lệ thoát tục.
Ngay cả Trịnh Kính Tư, trong lúc nhất thời cũng không thể nghĩ ra được những câu thơ hay hơn, lập tức mặt mày đỏ bừng lên.
Một thanh niên còn trẻ tuổi, lại làm được bài thơ tuyệt hay như vậy, khiến cho toàn bộ con cháu Trịnh gia đang có mặt đều mất hết thể diện.
Nếu không thể làm được bài thơ hay hơn, hoặc hay tương đương với bài thơ kia, Trịnh gia sẽ thua ngay!
Gã Phan Hoa này cũng sẽ giẫm lên vai Trịnh gia mà danh tiếng vang xa. Đến lúc đó, khi nhắc tới Trịnh gia, nhất định người ta nhắc tới bài thơ vịnh liễu kia.
Đúng lúc này, chợt bên tai vang lên một tiếng “A” nho nhỏ, Trịnh Kính Tư quay đầu nhìn lại, thấy bên cạnh một bức bình phong cách đó không xa, có hai người đang ngồi.
Hai người kia, một người mặc áo bào màu đen, thoạt trông giống như người Hồ, mà người thiến niên còn lại, áo trắng phất phơ, đầu vấn khăn, hai nửa ống tay áo màu nguyệt bạch lấm tấm hoa nhỏ. Trên bàn, đặt hai túi da, bên trong có lẽ là binh khí. Một con hải dông thanh đứng trên vai người thiếu niên, đang thích thú mổ một miếng thịt trong tay hắn. Cạnh người thiếu niên, có một cái giỏ tre, một đứa bé đang ngủ say trong đó. Kế bên cái giỏ, là một chú khỉ dáng vẻ lanh lợi.
Tướng mạo thiếu niên tuấn tú, đôi mắt sáng ngời,
Trên mặt lộ vẻ nghi hoặc, hắn đang xem bài thơ mà Phan Hoa viết trên tường.
Trính Kính Tư giật mình, vội đứng dậy đi tới.
Có thể thấy được, hai người một áo đen, một áo trắng kia không phải là kẻ đầu đường xó chợ. Người Hồ áo đen trầm tĩnh như nước, lại mơ hồ lộ ra khí thế dũng mãnh. Mà thiếu niên áo trắng lại có vẻ ôn hòa, mềm mại như ngọc, dáng vẻ khiêm tốn, khiến người khác chợt muốn thân cận.
- Tại hạ là Trịnh Kính Tư.
- Ồ?
- Vừa rồi thấy dường như công tử lộ vẻ kinh ngạc, không rõ vì sao?
Thiếu niên ngạc nhiên nhìn Trịnh Kính Tư, rồi đột nhiên hỏi:
- Tiên sinh họ Trịnh, có phải Trịnh thị ở Huỳnh Dương?
- Đúng vậy.
- Vậy xin hỏi tiên sinh biết Trịnh công Trịnh Linh Chi ở Hà Nam chứ?
Trịnh Linh Chi?
Trịnh Kính Tư chưa kịp trả lời, Trịnh Kiền đang ở bên cạnh y, liền giành nói trước:
- Ngươi muốn nói Thập cửu thúc nhà ta sao?
- Thập cửu thúc?
Thiếu niên ngẩn người, nghi hoặc nhìn Trịnh Kiền.
Trịnh Kính Tư vội trả lời:
- Nếu người mà công tử muốn nói, là Hà Nam Giáo úy Trịnh Linh Chi, thì đó chính là Thập cửu ca của ta.
Thiếu niên nghe vậy, vội đứng dậy, khom người nói:
- Không biết bậc trưởng thượng ở trước mặt, xin thứ tội.
Bậc trưởng thượng? Chẳng lẽ thiếu niên này cũng là con cháu Trịnh gia?
Trịnh gia gồm có hai tổ là nam tổ và bắc tổ. Chỉ riêng con cháu của chi thứ bảy bắc tổ, đã hơn mấy nghìn người. Huống hồ những năm gần đây, Trịnh gia tiếp tục sinh sôi nảy nở, lưu lạc đến những địa phương khác, tính hết cả lại, ít nhất cũng hơn vạn người.
Con cháu nhiều như vậy, đương nhiên Trịnh Kính Tư không thể biết tất cả.
Thiếu niên thấy Trịnh Kính Tư lộ vẻ nghi hoặc, vội nói:
- Ta là cháu ngoại của Trịnh công, đến từ U Châu.
- Ngươi…ngươi là Dương Hủy Tử?
- Dạ, đúng vậy.
- Là Dương Hủy Tử “Thiên hạ thùy nhân bất thức quân” sao?
Thiếu niên lập tức bối rối, hồi lâu mới gật đầu, hạ giọng nói:
- Nếu trưởng bối muốn nói đến bài “Biệt quản thúc” (1) thì chính là ta.
Trịnh Kính Tư nghe vậy, hết sức mừng rỡ, liền chụp lấy cánh tay thiếu niên.
Nhưng, hắn chưa kịp phản ứng, con chim cắt trên vai hắn đã kêu lên “quéc quéc”, ra vẻ muốn tấn công.
- Đại Ngọc, đứng yên!
Trịnh Kính Tư bị dọa hơi hoảng sợ, còn Trịnh Kiền lộ vẻ tò mò, nhìn con hải đông thanh không nháy mắt.
Thiếu niên áo trắng kia đúng là Dương Thủ Văn.
Hắn và A Bố Tư Cát Đạt vượt qua Chương Thủy, một mạch đi lên phương Bắc, sau đó qua sông ở Bạch Mã, lại đi vòng vèo mấy lượt, mới tới Huỳnh Dương.
Chỉ là sau khi tới Huỳnh Dương, hắn mới nhận ra một vấn đề: Hắn không biết Trịnh Linh Chi đang ở đâu.
Như đã nói, Trịnh gia là vọng tộc ở Huỳnh Dương, nhưng do Trịnh Linh Chi giữ chức giáo úy ở Hà Nam, cho nên không ở Huỳnh Dương, do đó Dương Thủ Văn không tìm được. Không biết phải làm sao, hắn đành tới Quan Thủy các, định tìm người hỏi thăm tin tức Trinh Linh Chi và tin tức của nhà cha hắn.
Nào ngờ…
Dương Thủ Văn ngăn chặn đòn tấn công của Đại Ngọc, rồi giao Đại Ngọc cho Cát Đạt.
- Còn chưa thỉnh giáo đại danh của trưởng bối?
- Ta tên là Trịnh Kính Tư, Trịnh Linh Chi là Thập cửu ca của ta, mẫu thân ngươi là Tam tỷ của ta.
Dương Thủ Văn vội vàng bước tới định thi lễ, nhưng Trịnh Kính Tư đã ngăn lại, hạ giọng nói:
- Hủy Tử, chúng ta khoan hãy nói về chuyện đó, hôm nay để giữ được thể diện của Trịnh gia ta, phải nhờ vào ngươi rồi. Ngươi thấy không, người Phan gia dùng liễu làm đề tài, đã viết một bài thơ. Hắn làm thơ quá nhanh, khiến con cháu Trịnh gia ta hoang mang bối rối. Cho nên, ta không thể làm gì khác hơn là xin ngươi ra mặt, giúp ta một tay.
Trịnh Kính Tư không biết Dương Thủ Văn, nhưng lại có nghe nói đến bài “Biệt Quản Thúc”.
Thời đại này, thông tin chưa phát triển.
Bài Biệt Qaunr Thúc đã bắt đầu được lan truyền ở U Châu, nhưng không phải ai cũng biết. Vợ của Trịnh Kính Tư là con cháu Lư thị ở Phạm Dương, từ vợ và thư từ ở nhà, y mới biết đến Dương Thủ Văn, hết sức khen ngợi sự tài hoa của hắn.
Với tài năng của Dương Thủ Văn, thì dễ dàng làm một bài thơ, giữ vững trận tuyến của Trịnh gia.
Chỉ cần ổn định được trận tuyến, là có thể hòa nhau một ván.
Còn nếu như Dương Thủ Văn không làm được? Thật ra Trịnh Kính Tư cũng không lo lắng chuyện đó. Theo y, một người có thể làm được bài thơ “Biệt Quản Thúc”, thì làm thêm một bài thơ vịnh liễu, cũng không có gì khó khăn. Điều quan trọng là, phải cứu vãn tình thế nguy hiểm trước mắt.
- Nhập cửu lang, ngươi đang làm gì vậy?
Trên bàn rượu của hai họ Trịnh, Phan, Trịnh Trường Dụ thấy Trịnh Kính Tư kéo một thiếu niên tới, vội đứng dậy hỏi:
- Đã làm xong bài thơ rồi sao?
Lúc này Trịnh Kính Tư đã bình tĩnh lại:
- Tạp nhất lang đừng vội, ta đã tìm được người thi thơ.
Vừa nói, Trịnh Kính Tư vừa đẩy Dương Thủ Văn tới trước:
- Hủy Tử, xin nhờ ngươi, trước hết giúp ta chống đỡ ván này.
Sao có vẻ như không trâu bắt chó đi cày thế này?
Lúc này Dương Thủ Văn đã hiểu rõ ràng, lập tức chân tay luống cuống.
Một đôi mắt đang nhìn hắn, trong mắt vừa có vẻ nghi hoặc, vừa toát ra vẻ trào phúng.
Phan Hoa bật cười:
- Nhập cửu lang, có phải Trịnh gia ngươi thùng rỗng kêu to, tùy tiện tìm một người tới là có thể tham gia thi thơ?
- Ai nói ta tùy tiện tìm người?
Mặt Trịnh Kính tư sa sầm:
- Phan cửu lang, Hủy Tử cũng là người nhà Trịnh gia ta, mới từ U Châu tới. Để hắn đứng ra xướng họa, có gì không ổn chứ? Với tài năng của Hủy Tử, nhất định có thể làm được thơ hay.
Con cháu Trịnh gia?
Nghe Trịnh Kính Tư giới thiệu xong, đám người Trịnh gia lập tức thở phào nhẹ nhõm.
Phan Hoa biến sắc, trầm giọng nói:
- Nhưng không biết cao danh quý tính của người trợ giúp là gì?
- Tại hạ là Dương Thủ Văn.
- Hắn là con trai của Tam tỷ ta, là cháu của Thập cửu ca, chẳng lẽ không được coi là người của Trịnh gia sao?
Hóa ra, là con cháu bên ngoại, thảo nào không lạ mặt.
Trịnh Trường Dụ lộ vẻ rất vui mừng, chỉ vào Dương Thủ Văn:
- Ngươi là con của Tam tỷ? Ngươi từ Nhiêu Nhạc trở về?
- Ôi, rốt cuộc đã trở về rồi!
Hiển nhiên Trịnh Trường Dụ rất quen thuộc đối với mẹ của Dương Thủ Văn, vội vã đi tới.
Y hạ giọng nói:
- Hủy Tử, ngươi làm được chứ?
Được chứ? Mấy người đã đẩy ta vào tình thế này rồi, không được cũng phải được thôi.
Dương Thủ Văn thầm cười khổ, nhưng ngoài mặt vẫn thản nhiên như không, hạ giọng nói:
- Vậy hãy để ta thử xem?
(1) Câu “Thiên hạ thùy nhân bất thức quân” là câu cuối trong bài Biệt Đổng Đại của Cao Thích, ở đây Dương Thủ Văn đổi tựa đề và sửa vài chữ trong bài thơ để nói về Quản thúc của mình – tức Quản Hổ ((bài thơ này cũng đã được nhắc đến ở