Thịnh Đường Quật Khởi

Chương 203: Thú tao nhã (5)

Chương 203: Thú tao nhã (5)
Bên ngoài phòng, truyền tới tiếng ồn ào.
Dương Thừa Liệt nhíu mày, nói lời thất lễ, liền bước ra khỏi phòng khách.
- Thím Dương, thím dẫn người tới làm gì?
Chỉ thấy Dương Thị dẫn tới mấy người giống như thợ thủ công từ bên ngoài cửa đi vào, vừa đi vừa dặn dò gì đó.
- A, hồi bẩm A Lang, là Hủy Tử bảo nô đi tìm người tới.
Hôm qua nó nói với nô là viện tử kia cô quạnh quá, không thú vị chút nào, cho nên muốn tu sửa một chút, chỉ là chuyện hắn nói quá phức tạp, nô lo là không nhớ được hết, cho nên đã đi tìm mấy người thợ từ Huỳnh Dương tới, để Hủy Tử dặn dò.
Cô quạnh? Thú vị?
Trịnh Kính Tư bước tới phía sau Dương Thừa Liệt, liếc nhìn về phía mấy người thợ thủ công đó.
- Văn Tuyên đại ca, mấy người này quả thực là thợ thủ công tốt nhất Huỳnh Dương. Tuy nhiên, Đại Lang muốn tu sửa thế nào? Nghe ý của a tẩu này thì hình như là khá phức tạp. Chi bằng chúng ta cùng đi tới xem rốt cuộc Đại Lang có hứng thú gì?
Dương Thủ Văn viết xong chữ rồi, đang chuẩn bị vẽ tranh.
Nhưng, hắn không định dùng các loại bút truyền thống để vẽ, mà tự chế ra mấy cây bút than. Quốc họa, không phải là sở trường của hắn, nhưng phác họa ra lại có vài phần điêu luyện. Hắn sớm đã nghĩ nên vẽ gì rồi, cho nên cũng không cần phải cấu tứ thêm nữa.
Đúng lúc này, dưới lầu vang lên giọng nói của Dương Thị.
- Thím, thím đã về rồi sao?
Hắn vốn nghĩ là Dương Thị sẽ trở về trước khi trời tối, bây giờ mới vừa qua chính ngọ, không ngờ Dương Thị đã quay về rồi.
Liền từ trên lầu đi xuống, thấy Dương Thị ngoắc tay gọi mấy người thợ thủ công lại.
- Hủy Tử, những thứ con nói đêm qua quá nhiều, ta sợ là không thể nhớ hết được.
Họ đều là thợ thủ công giỏi nhất trong thành Huỳnh Dương, Hủy Tử con có yêu cầu gì cứ nói cho họ biết, đỡ khiến ta ở giữa truyền đạt sai lời.
Dương Thủ Văn nghe thấy thế liền mừng rỡ, thầm nghĩ: Tới thật đúng lúc.
- Tiểu nhân Ngư Hữu Đạo tham kiến công tử. Tiểu nhân là thợ làm vườn, xin nghe theo sự chỉ bảo của công tử.
- Tiểu nhân là Triệu Tam Lang, là thợ làm gỗ, xin nghe theo sự sai khiến của công tử.
- Tiểu nhân là Nghiêm Tiểu Ất, sở trường là chế tạo đồ gốm sứ, xin nghe theo sự chỉ bảo của công tử.
Dương Thị tìm về tổng cộng năm người thợ thủ công, đồng loạt tiến lên bái kiến Dương Thủ Văn.
Người thợ làm đá tên là Mã Nhất Lang, thợ rèn tên là Trần Mộc Sinh. Nói thực, năm người thợ này ngay từ đầu đã nhận tiền mới tới. Nhưng vừa rồi ở cửa phòng khách sau khi nhìn thấy Trịnh Kính Tư, thái độ của năm người cũng đã có sự thay đổi.
Dương Thủ Văn cũng không có nói dài dòng nữa, dặn dò Dương Thị vài câu, chỉ thấy Dương Thị dẫn người đi vào trong lầu.
- Ta chuẩn bị xây một bức bình phong bằng đá ở đây.
Trước tiên Dương Thủ Văn đã đưa Mã Nhất Lang tới một cái cửa hình mặt trăng, vừa vẽ kích thước, vừa giải thích với Mã Nhất Lang.
Kỳ thực, bức bình phong đá này không khó làm, khó là Dương Thủ Văn yêu cầu y điêu khắc hình trên bức bình phong và chữ phía trên.
- Chất liệu thì dùng cẩm thạch là được rồi. Mặt chính khắc hình vẽ, phía sau thì ta sẽ cho ngươi văn tự để khắc, ngươi thấy thế nào?
Cái gọi là đá cẩm thạch kỳ thực chính là một loại đá đại lý.
Đá đại lý sau khi đánh bóng, căn cứ vào màu sắc và hoa văn đánh bóng, về mặt đại thể thì có thể chia ra thành cẩm thạch và tùng hương. Trong đó, đá cẩm thạch cũng là một tên gọi khá truyền thống. Về cơ bản mà nói, Mã Nhất Lang đó đã hiểu hết rồi.
Vài công trình, xét một cách tương đối với y là việc đơn giản nhất.
Nhưng yêu cầu của Dương Thủ Văn rất tỉ mỉ, Mã Nhất Lang vừa nghe còn vừa lấy giấy bút ra ghi lại, thể hiện rõ sự cẩn thận.
- Văn tự thì dùng cái này, theo thể chữ này, có thể điêu khắc được ra không?
Dương Thủ Văn nói xong, liền đưa bài văn vừa mới viết xong ra chuyển cho Mã Nhất Lang.
Sau khi dặn dò Mã Nhất Lang xong, Dương Thủ Văn liền tìm Ngưu Hữu Đạo, đi tới bên hồ nước, chỉ chỉ và giảng giải yêu cầu cho đối phương biết.
Mã Nhất Lang cầm bài văn vẫn còn nét mực lui ra phía ngoài cửa hình mặt trăng.
Chỉ là y vừa mới đi ra, liền thấy Trịnh Kính Tư đi vào.- Đây là cái gì?
- Đây là bài văn của Dương công tử yêu cầu tiểu nhân điêu khắc.
- Cầm ra cho ta xem.
Trịnh Kính Tư cũng không hề khách khí, liền đưa tay ra đòi lấy.
Mã Nhất Lang đã nhận ra Trịnh Kính Tư là ai, sao dám từ chối chứ? Trong thị trấn Huỳnh Dương, người có thể từ chối yêu cầu của Trịnh Kính Tư không nhiều, dù sao Mã Nhất Lang cũng không thuộc trong số đó.
- Hủy Tử lại có tác phẩm hay, Văn Tuyên không ngại để ta đọc trước chứ.
Dương Thừa Liệt nghe thấy thế, liền mỉm cười xua tay, trong lòng lại có chút hiếu kỳ, không biết trong hồ lô này của Dương Thủ Văn rốt cuộc đã bán loại thuốc gì?
Ông liền bước lên phía trước, tới bên cạnh Trịnh Kính Tư.
- Dượng, ta cũng muốn xem.
Cảm giác tồn tại không nhiều, lúc này Trịnh Kiền liền cầm tay áo Trịnh Kính Tư lắc gọi, chỉ là Trịnh Kính Tư lúc này đã dồn toàn bộ sức chú ý vào bài văn trước mắt. Dương Thừa Liệt mỉm cười ôm lấy Trịnh Kiền, sau đó cười nói: - Nào, chúng ta cùng xem.
- Hữu nhĩ mạc tẩy Dĩnh Xuyên thủy, hữu khẩu mạc thực Thủ Dương
- Hữu nhĩ mạc tẩy Dĩnh Xuyên Thủy Hữu khẩu mạc thực Thủ Dương quyết.
Hàm quang hỗn thế quý vô danh Hà dụng cô cao bỉ vân nguyệt.
Trịnh Kiền như tỉnh ngộ nói:
- Hóa ra đây là chữ "quyết", dượng quả là lợi hại.
Dương Thừa Liệt nghe xong không nhịn nổi cười.
Tài văn chương của ông không thể so sánh với người vợ đã mất, nhưng dù sao cũng là dòng dõi trâm anh. Hoằng Nông Dương thị xuất thân con nhà có học, nếu thực sự là một người thô lỗ không biết gì, sao có thể cùng với người vợ đã mất tương thân tương ái được?
- Ngô quan tự cổ hiền đạt nhân, công thành bất thoái giai "viên" nhân.
- Vẫn. Trịnh Kính Tư vốn chìm đắm vào trong văn chương, lại bị lỗi chính tả của Trịnh Kiền làm cho bừng tỉnh, vẻ mặt không vui nói.
- Ngô quan tự cổ hiền đạt nhân Công thành bất thoái giai vẫn nhân. Tử Tư ký khí Ngô giang thượng Khuất Nguyên chung đầu Tương thủy tân.
Lục Cơ hùng tài khởi tự bảo Lý Tư thuế giá khổ bất tảo.
Hoa Đình hạc lệ cự khả văn Thượng Thái thương ưng hà túc đạo?
Quân bất kiến: Ngô Trung Trương Hàn xung đạt sinh Thu phong hốt ức Giang Đông hành.
Thả lạc sinh tiền nhất bôi tửu Hà tu thân hậu thiên tải danh?
Bài thơ này được lấy bài "Hành lộ nan" kỳ 3 của Lý Bạch. (1)
Trịnh Kính Tư và Dương Thừa Liệt đều trầm ngâm, hai người nhìn nhau, hồi lâu không nói thêm gì nữa.
- Là ta đã hiểu lầm Hủy Tử.
Dương Thừa Liệt bỗng nhiên thở dài một tiếng, đặt Trịnh Kiền xuống, quay người rời đi.
Còn Trịnh Kính Tư thì cầm bài thơ lên, sau khi trầm ngâm hồi lâu, bỗng nói với Mã Nhất Lang: - Bài thơ này cứ để bên chỗ ta đã, sau khi ngươi quay về, phải cố gắng làm bức bình phong đã cho Dương công tử, nhất định không được chậm trễ. Về phần văn tự trên bức bình phong này cũng không nên nóng vội nhất thời, lát nữa trở về ta sẽ cho người mang bài văn tới cho ngươi, ngươi về trước đi.
- Tuân lệnh lang quân.
Mã Nhất Lang nào dám từ chối, liền khom người đáp lại.
- Cha, dượng ở đây làm gì?
Trịnh Kính Tư cười khổ xoa xoa đầu Trịnh Kiền, khẽ nói: - Dượng con có tâm sự, chúng ta không nên quấy rầy huynh trưởng con nữa.
- Ồ!
Trong lòng Trịnh Kiền nghi ngờ, nhưng Trịnh Kính Tư đã dặn dò như vậy, nó cũng không tiện truy hỏi.
- Trịnh Kính Tư đi rồi sao?
Sau khi Dương Thủ Văn dặn dò bốn người thợ thủ công xong lại nghe thấy tin Trịnh Kính Tư đã đi rồi.
Dương Thụy nói: - Đúng vậy, Nhập cửu thúc nói không còn sớm nữa, chuyện bên phía đại huynh cũng nhiều, cho nên quyết định hôm khác sẽ quay lại.
Chuyện gì thế?
Dương Thủ Văn vốn muốn nhân cơ hội này, làm Trịnh Kính Tư kinh sợ một chút, lại không ngờ đã nghĩ ra trăm phương ngàn kế mà vẫn không được.
Trong lòng hắn cũng có chút thấy lạ, đang định hỏi lại thì nghe thấy Dương Thụy nói: - Đại huynh, cha đang chờ huynh ở thư phòng, nói có chuyện muốn nói với huynh.
- Chuyện gì?
Dương Thụy lắc đầu nói: - Chuyện này đệ không biết nhưng đệ cảm thấy, tinh thần cha có chút kỳ lạ.
Dương Thủ Văn gãi gãi đầu, dặn dò Dương Thị vài câu, sau đó theo Dương Thụy đi ra khỏi tiểu viện.
Men theo con đường nhỏ rải đá vụn, Dương Thủ Văn tới viện tử mà Dương Thừa Liệt đang ở. Vừa vào cửa, hắn liền nhìn thấy Tống Thị đang chơi với Nhất Nguyệt, còn Dương Thanh Nô thì dẫn theo bốn con chó con đang chơi đùa ở trong sân.
- Hủy Tử, phụ thân con đang chờ con ở thư phòng.
- A Nương, phụ thân tìm con có chuyện gì không?
- Ha, chuyện này, con vào đi, nhanh lên, cha con tinh thần bất ổn, trong nhà này cũng chỉ có con mới có thể khuyên giải ông ấy được.
Tinh thần không tốt? Dương Thủ Văn có chút nghi ngờ.
Hắn bước về phía thư phòng của Dương Thừa Liệt, còn Tống Thị gọi Thanh Nô một tiếng, ôm Nhất Nguyệt đi ra ngoài.
- Nhị Lang, Thanh Nô, chúng ta đi tới tiền đường.
Cha con tìm đại huynh các con nói chuyện, chúng ta đừng ở đây làm phiền họ nữa.
(1) Bài thơ "Hành nan lộ" kỳ 3 của Lý Bạch (Bản dịch thơ của Viên Thu): Tai đừng rửa nước Dĩnh Xuyên đây, Miệng chớ dùng rau núi Thú này.
Đời loạn, hãy che tài dấu tích, Chẳng cần cao lánh tựa trăng mây. Từng xưa những bậc hiền tài đấy, Thành đạt, không lùi hẳn hoạ ngay. Xác Tử Tư sông Ngô vứt thảm, Khuất Nguyên tự vận bến Tương này. Lục Cơ tài giỏi mạng không toàn, Thân Lý Tư vong bởi bám quan. Tiếng hạc Hoa Đình còn vọng mãi, Ưng xanh Thượng Thái nhớ vô vàn. Anh thấy không: Người đất Ngô, Trương Hàn hiển đạt, Gió thu về trở lại Giang Đông. Thà rằng một chén say khi sống,
Hơn cả ngàn năm danh hão phong.

Truyện Cùng Thể Loại

Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức


Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất