Thịnh Đường Quật Khởi

Chương 234: Luận huyết thống (1)

Chương 234: Luận huyết thống (1)
Bóng đêm dần bao phủ trên bầu trời.
Trong Ái liên đường của Dương phủ thôn Thạch Trần, Dương Thủ Văn ngồi ngây người ra trong phòng khách của lầu nhỏ.
Trong phòng khách này, vẫn là phản và chiếu là chính. Thật ra không phải Dương Thủ Văn không muốn sử dụng đồ gia dụng ghế bành bàn bát tiên, mà ở thời đại này, ngồi chồm hỗm là một thể hiện của giá trị phổ thế, ai cũng không thể thay đổi dễ dàng được.
Bàn bát tiên ghế bành trong thư phòng cũng dùng được, nhưng đặt ở phòng khách thì lại thuộc hành vi thất lễ.
Trên thực tế, bàn ghế thực sự là từ sau thời Đường mới từ từ lưu truyền rộng rãi. Nguyên nhân thì có rất nhiều, sự dung hợp từng bước của Hồ Hán, sự diệt vong của Trung Cổ Lễ Nhạc, sự biến mất của hậu duệ môn phiệt, khiến cho đồ đạc không được đặt trên bàn cũng dần được mang ra sử dụng. Nhưng ở giai đoạn này, vẫn là thời đại giai cấp đẳng cấp thâm nghiêm, hậu duệ quý tộc chiếm vị trí chủ đạo. Nếu đặt bàn ghế ở hậu thế trước mặt người ta, nhẹ thì cũng là tội thất nghi, nặng thì.
Trong phòng khách, đốt mấy cây nến lớn, ánh sáng chiếu sáng căn phòng.
Dương Thủ Văn có chút mất hồn mất vía, hồi lâu sau mới từ trạng thái như lạc trong cõi thần tiên tỉnh táo lại.
Hắn nhìn thấy cơm tối đặt trên giường cũng đã nguội rồi, nhưng hắn cũng không có hứng thú ăn uống, liền đứng lên, bước ra khỏi phòng khách. Ánh trăng trên trời đã chiếu sáng cả nhân gian. Ở phía xa, Hoàn Thúy Dụ dưới ánh trăng chiếu sáng giống như một dải lụa trắng, càng tăng thêm vẻ thần bí.
Bỗng nhiên vang lên tiếng chim hót vọng về trong bóng đêm.
Trăng tròn, núi xanh, dòng suối, tiếng chim hót.
Cảnh tượng đó giống như biến thành một bức tranh thủy mặc, sinh động trước mắt, khiến lòng người cảm thấy yên tĩnh vô cùng.
- Người nhàn hoa quế nhẹ rơi. Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh.
Trăng lên, chim núi giật mình. Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi.
Dương Thủ Văn không khỏi thì thầm đọc, ngâm nga bài "Điểu minh giản" của thi nhân thời Đường Vương Duy. Nhưng khi hắn vừa dứt lời, lại nghe thấy phía sau bức bình phong đá vang lên một giọng nói sang sảng.- Hủy Tử lại làm tác phẩm xuất sắc, thơ hay, không hổ là y bát của tam tỷ. (y bát: vốn chỉ áo cà sa và cái bát mà những nhà sư đạo Phật truyền lại cho môn đồ, sau này chỉ chung tư tưởng, học thuật, kỹ năng... truyền lại cho đời sau).
Từ phía sau bức bình phong đá, mấy người bước ra.
Người dẫn đầu chính là Dương Thừa Liệt và Trịnh Kính Tư. Mà phía sau họ là ba chàng thiếu niên hai lớn một nhỏ.
Dương Thụy và một chàng thiếu niên chạc tuổi đứng phía sau Dương Thừa Liệt, còn Trịnh Kiền thì đi theo Trịnh Kính Tư, vẻ mặt lộ rõ vẻ khâm phục.
- Bài thơ này của Hủy Tử ca ca e rằng trong số những bài đã sáng tác của ca là bài ứng cảnh nhất.
Nhưng, hoa quế nhẹ rơi lại có chút không được thích hợp cho lắm. Quy hóa nở rộ vào tháng tám, mà bây giờ mới trung tuần tháng ba, nói hoa quế ở đâu tới?
Trịnh Kiền trợn tròn hai mắt nhìn Dương Thủ Văn nói.
Còn Dương Thủ Văn thì không khỏi kinh ngạc, trong lòng thầm nghĩ: Thật đúng là giả không ép được!
Vì sao phải dùng hoa quế? Ta nào có biết! Vương Duy người ta sáng tác như vậy được chưa? Nhưng, hắn lại không thể nói như vậy được, bởi vì Vương Duy hiện giờ đã sinh ra hay chưa vẫn là một vấn đề. Cho dù hắn có nói ra, người ta cũng không thể tin được.
Trong Dương Thủ Văn liền suy nghĩ nhanh, nghĩ xem nên giải thích thế nào.
Nhưng chưa chờ hắn lên tiếng, Trịnh Kiền liền nói: - Tuy nhiên, nếu hoa quế trong bài thơ của Hủy Tử ca ca là xuân quế thì có thể lý giải được.
Xuân quế, tên gọi của một loại cây, cũng chính là sơn phàn.
Dương Thủ Văn không kìm nổi tiếng thở dài, nhưng trên mặt vẫn biểu hiện rõ sự bình tĩnh, cười nói: - Thập Tam Lang quả nhiên là kiến thức uyên bác, không ngờ cũng biết tới Sơn Phàn sao?
Nghe Dương Thủ Văn nói như vậy, Trịnh Kiền liền mỉm cười.
Dù sao thì cũng là một tiểu tử, thích thú hơn tiền nhân, được khen liền vui mừng, không biết mình đã vì Dương Thủ Văn giải quyết một rắc rối lớn.
Ánh mắt Trịnh Kính Tư càng hiện rõ vẻ ưu ái và kiêu ngạo.
Y đưa tay ra xoa xoa đầu Trịnh Kiền, sau đó nói với Dương Thủ Văn: - Hủy Tử chớ có khen ngợi nó, Thập Tam Lang chẳng qua là đọc vài cuốn sách mà thôi.
Y dừng lại một lát, liền nói: - Hủy Tử, chúng ta có thể vào nói chuyện không?
Dương Thủ Văn lúc này mới phản ứng lại, liền nói: - Nhập Cửu thúc có gì cần nói, xin mời vào trong nhà nói chuyện.
Lúc này, Dương Thị cũng chạy tới, vào phòng mang cơm tối đi.
Dương Thừa Liệt nhìn thấy thế, không khỏi nhăn mày, trầm giọng nói: - Hủy Tử, con vẫn chưa ăn cơm tối sao?
- À.
- Dương tẩu, làm một chút cho Hủy Tử đi.
Dương Thủ Văn liền nói: - Phụ thân, không cần phiền phức như vậy phiền thím hâm nóng lên chút là được rồi, đừng lãng phí như vậy.
- Hủy Tử quả là một người tiết kiệm.
- Ha ha, Nhập Cửu thúc có gì muốn nói, "Có ai biết rằng bát cơm trong mâm, Mỗi hạt đều là cay đắng cực khổ?", ta chẳng qua là không muốn lãng phí mà thôi.
- Có ai biết rằng bát cơm trong mâm, Mỗi hạt đều là cay đắng cực khổ?
Trịnh Kính Tư sửng sốt, chợt lộ rõ vẻ kỳ vọng nói: - Không biết câu trên thế nào?
Dương Thủ Văn hận là không thể cho mình một bạt tai, lại lỡ miệng nói ra.
Bài thơ "Mẫn Nông" này có lẽ là ra đời từ Trung Đường, bút tích của Lý Thân. Hắn chẳng qua là không muốn lãng phí, lại không cẩn thận.
May mà bài thơ này, nếu đổi sang thành bài thơ "Mẫn nông" khác, nói không chừng sẽ rơi vào một tội dân chửi bới triều chính.
Trịnh Kính Tư nếu đã hỏi, Dương Thủ Văn cũng không cần phải giấu diếm nữa.
Hắn cười nói: - Đây là ta từ U Châu đi xuống phía nam, trên đường đi nhìn thấy người nông dân lao động vất vả, cho nên đã làm ra bài thơ Cổ Phong, tên là Mẫn Nông. Cày lúa ngày đang lúc trưa, Mồ hôi giọt xuống chân cây lúa. Có ai biết rằng bát cơm trong mâm,
Mỗi hạt đều là đắng cay cực khổ? Kính xin Nhập Cửu thúc đánh giá.
Trịnh Kính Tư mỉm cười.- Hủy Tử có hoài bão lớn, Nhập Cửu Lang lại không dám đánh giá.
Nhưng, ông lại ghi nhớ bài thơ này vào trong lòng, càng có một chút tính toán nho nhỏ.
- Hủy Tử chắc cũng biết ý đồ của ta tới hôm nay rồi chứ?
Chờ mọi người đều đã ngồi xuống, Dương Thủ Văn và Dương Thừa Liệt ngồi trên phản, còn Trịnh Kính Tư thì ngồi chồm hỗm trên chiếu.
- Ba người các ngươi không cần phải ngồi ở đây, muốn đi chơi thì cứ đi chơi đi.
Dương Thừa Liệt thấy ba người Dương Thụy ngồi phía dưới, không kìm nổi liền lên tiếng.
Chàng thiếu niên hộ tống cùng với Dương Thụy đứng lên, chính là con của Trịnh Trưởng Dụ Trịnh Lượng.bởi vì trong tộc đời này xếp hàng thứ chín, cho nên cũng được làm Trịnh Cửu Lang. Y và Dương Thụy ngồi ở đây vốn cảm thấy không được thoải mái, nghe Dương Thừa Liệt nói như vậy liền đứng lên cáo từ.
Thật ra Trịnh Kiền cũng chưa muốn đi ra ngoài cùng, mà cười tủm tỉm nói: - Hủy Tử ca ca, ta có thể vào thư phòng của ca ca, xem chữ của ca viết được không?
Dương Thủ Văn gật đầu, tỏ ý không có ý kiến gì.
Trịnh Kiền liền đứng lên, vui mừng nhảy chân sáo chạy lên tầng hai.
Trong phòng chỉ còn lại cha con Dương Thủ Văn và Trịnh Kính Tư.
- Đêm qua, triều đình có mật sứ tới, lệnh cho Thứ sử Huỳnh Dương đêm qua bao vây nhà của Phan Đạo Thanh.
Nhưng vừa rồi Phan Đạo Thanh và con trai trưởng của hắn ta Phan Tử Sơn đã được phóng thích rồi. Tam phòng Phan Thị vì dạy dỗ con cháu bất lợi, phạt tiền trăm đĩnh, là tiền bồi thường. Phan Đạo Nguyên đã tìm tới tộc trưởng, cũng nhờ tộc trưởng chuyển lời với ta: Chuyện của Quảng Võ sơn không phải là ý của Phan gia, thực sự là chủ trương của Phan Đạo Tử đó tự tác, vì biểu đạt ý xin lỗi của Phan gia, bằng lòng bồi thường cho Dương gia ba trăm đĩnh vàng. Ngoài ra còn có ba trăm mẫu ruộng tốt ở dưới núi Thạch Thành, tộc trưởng để ta tới hỏi xem chủ ý của cha con các ngươi.
Dương Thủ Văn nghe xong cảm thấy có chút kinh ngạc.
Ban ngày, hắn nghe nói cả nhà Phan Đạo Thanh bị bắt nhốt vào đại lao, buổi tối lại nghe tin Phan Đạo Thanh được phóng thích.
Dương Thủ Văn không kìm nổi liền liếc nhìn Dương Thừa Liệt, lại thấy Dương Thừa Liệt nheo mắt, chăm chú nhìn Trịnh Kính Tư nói: - Nhập Cửu Lang thấy thế nào?

Truyện Cùng Thể Loại

Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức


Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất