Thịnh Đường Quật Khởi

Chương 289: Oan gia vui mừng (6)

Chương 289: Oan gia vui mừng (6)
- Tượng kỳ ư? Cái này là tượng kỳ?
Trịnh Kiền lộ biểu cảm "ta không biết ngươi không nên gạt ta" nhìn Dương Thủ Văn nói:
- Dương đại ca, tượng kỳ ta cũng biết, hơn nữa cũng đánh qua, căn bản không giống như thế. Tượng kỳ chỉ có tướng, mã, xe, tốt, có sáu mươi bốn ô vuông tạo thành, sao có loại bàn cờ này? Không đúng không đúng, cờ này chỉ có vẻ giống tượng kỳ thôi.
Dương Thủ Văn nhất thời cả kinh nhìn nhìn Trịnh Kiền, bộ dạng như gặp quỷ.
Đời Đường đã xuất hiện cờ vua rồi sao?
Trên thực tế, cờ vua xuất hiện sớm nhất từ thời chiến quốc.
Trong "Sở Từ Chiêu hồn" có ghi chép hình dạng và cấu tạo cùng phương pháp chuyên môn. Mà đời Hán Lưu trong cuốn "Thuyết uyển Thiện thuyết" cũng có ghi chép qua Chu Dĩ Cầm có nói với Mạnh Thường Quân: "Túc hạ thiên thừa chi quân dã. Yến tắc đô tượng kỳ nhi vũ trịnh nữ".
Nguồn gốc về cờ vua thì rất nhiều.
Có người nói bắt nguồn từ Thần Nông thị, lại có người nói nguồn gốc từ Hoàng đế.
Những điều như thế nói nhiều vô số kể nhưng hầu hết đều cho thấy cờ vua trong lịch sử và cờ vây đều không kém gì nhau.
Cờ vua lúc đầu chế thành do ba loại kỳ, trứ, cục tạo thành, tổng cộng mười hai con.
Trứ chính là xúc xắc, kỳ dùng ngà voi chế thành, cục là bàn cờ. Khi chơi cờ quăng lục trứ, đi lục kỳ chiếu theo nội quy quân đội tiến hành mà đánh. Sau này, lại biến thành dần dần chỉ đi quân cờ, không quăng trứ nên gọi là Tắc đích kỳ.
Thời đại Tần, Hán rất được thịnh hành năm ô vuông.
Đến thời tam quốc hình dạng cờ vua và cấu tạo của nó không ngừng thay đổi, thậm chí nó còn được truyền bá đến Ấn Độ.
Võ Đế Bắc Chu khi còn tại vị si mê cờ vua chế ra "Tượng kinh", Vương Bao viết "Tượng Hí Tự", Dữu Tín viết "Tượng hí kinh phú" đại biểu cho việc cải cách về hình dạng và cấu tạo của cờ vua lần thứ hai. Thậm chí ngay đến đời Đường cờ vua được chơi khá phổ biến ở Trung Nguyên và địa khu phía nam, hình dạng và cấu tạo so với cờ vua lúc đầu có chút tương tự.
Đời Đường cờ vua tổng cộng gồm có tướng, xe, mã, tốt, trong bàn cờ còn có sáu mươi bốn ô vuông có màu trắng đen giao nhau.
Một lúc sau Dương Thủ Văn mới tỉnh táo lại, cũng không nghĩ gặp người biết đến cờ vua cho nên nghĩ cờ vua chưa xuất hiện.
Nghe xong những lời Trịnh Kiền nói hắn lập tức ý thức được chính mình dường như phạm phải một sai lầm lớn.
Nhìn bàn cờ trước mặt nhất thời Dương Thủ Văn có chút ngỡ ngàng, cũng không biết nên làm thế nào là tốt.
Cũng may Trịnh Kiền không chú ý đến vẻ mặt xấu hổ của hắn, chỉ cẩn thận quan sát bàn cờ đột nhiên quay đầu hỏi:
- Dương đại ca, huynh nói "Tượng hí" chơi thế nào?
- Sao?
Dương Thủ Văn sửng sốt, trầm ngâm một lát hạ giọng nói:
- Vậy trước kia các đệ chơi như thế nào?
Trịnh Kiền cười nói:
- Xem ra Dương đại ca thật sự không biết quy tắc trò chơi này.
Gã thao thao bất tuyệt hướng dẫn Dương Thủ Văn cách chơi trò cờ vua này. Ngay từ đầu Dương Thủ Văn nghe có chút không hiểu nhưng dần dần hắn cảm giác được quy tắc mà Trịnh Kiền nói đến dường như cũng giống như trò chơi cờ vua sau này.
Chẳng lẽ cờ vua bắt nguồn từ môn Tượng kỳ của Trung quốc sao?
Dương Thủ Văn không biết lịch sử của cờ vua nên cũng không hiểu rõ lắm giống cờ vua trong lịch sử Trung Quốc.
Tuy nhiên ngẫm nghĩ lại dường như không phải không có khả năng.
Cờ Vua được phổ biến rộng rãi khắp Châu Âu từ khi nào? Dương Thủ Văn không rõ ràng lắm.
Nhưng hắn biết tại thời điểm này ở Châu Âu hẳn đang thời đại đế quốc La Mã cổ đại. Trong lịch sử Trung Quốc đất nước này được xem là đất nước Phật pháp, từ sau khi con đường tơ lụa mở ra, nền văn minh Hoa Hạ được mở rộng hơn, sớm truyền đến các địa khu Tiểu Á, cũng vì thế mà tiến vào Châu Âu. Trong "Bắc sử Tây Vực truyền", thành La Mã cổ được gọi là Phục Lư Ni, mà Huyền Trang chu du trong "Đại Đường Tây Du Ký"mang phật pháp truyền khắp các nước phương Tây, gọi chung là Phật Lẫm. Bởi vậy có thể thấy được nền văn minh Hoa Hạ đã truyền đến khắp các nước Châu Âu.
Tượng kỳ cũng truyền vào Châu Âu từ lúc này, dần dần phát triển thành môn cờ vua, điều này cũng không có gì lạ cả. Tuy nhiên, Dương Thủ Văn lại khá hưng trí vì cờ vua sau này đã được cải cách rất khác so với cờ vua Trung Quốc.
- À, cách chơi của ta và đệ không giống nhau.
Hắn nhanh chóng hướng Trịnh Kiền nói về quy tắc của môn cờ vua này mà hắn biết.
Cách đi của ngựa, pháo, tốt. Quy tắc như thế nào được Dương Thủ Văn nói lại một cách rõ ràng, tỉ mỉ. Hắn cũng không biết rằng so với cờ vua Trung Quốc, cờ vua đời Tống lấy cờ vua đời Đường làm cơ sở, tăng thêm tốt, tượng, pháo và Hậu. Đồng thời tăng thêm cách đánh, học hỏi, tham khảo các cách đánh của các quân cờ, tăng lên sự thú vị của nó.
Chỉ có điều kể từ đó cờ vua Trung Quốc và cờ vua đời Đường có những quy tắc khác biệt nhau.
Trải qua Tư Mã Quang, triều đình bổ sung đám người mở rộng, cờ vua Trung Quốc dần dần được thông dụng trong dân gian, được đời sau kế thừa và phát huy.
Suýt nữa khiến người ta chê cười!
Dương Thủ Văn hít một hơi sâu, mồ hôi lạnh đầm đìa trên trán.
Sau này phải cẩn thận một chút, nói cách khác nếu không cẩn thận sẽ để lộ sơ hở. Người xưa không phải ai cũng đơn giản như hắn nghĩ.
Đây là Trịnh Kiền, nếu đổi lại là người khác cũng chưa chắc tin tưởng hắn.
Dù sau này Trịnh Kiền là người có thành tựu lớn nhưng lúc này dù sao cũng chỉ mới là một đứa bé tám tuổi. Còn những người khác như Dương Tòng Nghĩa, A Bố Tư Cát Đạt và đám người nhà Dương thị hắn hiểu khá rõ cho nên cũng không bị hoài nghi điều gì.
- Dương đại ca, cờ lớn như thế nên chơi thế nào?
Trịnh Kiền cảm thấy có điều không hiểu liền hỏi Dương Thủ Văn.
Dương Thủ Văn cười nói:
- Cái này cũng giống như Tượng kỳ, mỗi một cơ thể đóng vai một người, để ta và Đại huynh lên chơi một ván.
Cửa ngõ Đồng Mã Mạch, Lý Lâm Phủ nhìn tượng ngựa điêu khắc cuối hẻm có chút do dự.
- Ca Nô, lần này Thái Bình công chúa ở cung Tổng Tiên tổ chức hội thi thơ, đều cho mời các danh sĩ đương thời.
- Vốn con không có tư cách tham gia nhưng công chúa nghe nói mấy ngày trước ở Bắc thị con có quen biết Dương Thanh Chi cho nên đặc biệt điểm danh mời con đến. Tuy nhiên, người không tiện ra mặt mời Dương Thanh Chi nên ủy thác cho con thay người đi mời.
Giọng cữu phụ Khương Cửu vang lên bên tai Lý Lâm Phủ.
Đúng thế, mười sáu tuổi thanh danh Lý Lâm Phủ không lớn, được mời đến Thần Đô Uyển tụ hội vốn không liên quan gì đến tiếng tăm của gã, nhưng vì giúp Dương Thủ Văn một lần lại có được thư mời này.
Nhưng vấn đề Lý Lâm Phủ cũng không cảm thấy vui vẻ gì.
Trương Đồng Hưu bị giáng chức đến trấn Thanh Hải, hai huynh đệ nhà họ Trương cũng trở nên khiêm tốn hơn.
Những người sáng suốt cũng có thể nhìn ra được Dương Thủ Văn và hai người kia đã kết thâm thù đại hận.
Trước đó khi Trương Đồng Hưu làm Lạc Dương lệnh cũng giống như người đầy tớ, rất nhiều chuyện đều do Trương Đồng Hưu ra mặt bao gồm cả việc nhận hối lộ. Hiện tại Trương Đồng Hưu bị đuổi đi khiến cho hai người mất đi một cánh tay. Hai huynh đệ Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông lúc này không dám kiêu ngạo nhưng có thể tưởng tượng được bọn họ hận Dương Thủ Văn như thế nào.
Không ngờ gã lại quan hệ với Dương Thủ Văn.
Lý Lâm Phủ cảm thấy gã thật sự rất xui xẻo.
Trước đó Dương Thủ Văn đắc tội cùng Võ Tam Tư, hiện giờ lại đắc tội cùng hai huynh đệ kia, mặc dù là ai cũng không xem trọng tương lai của hắn. Điều quan trọng hơn là dường như Võ Tắc Thiên cũng không ưa thích gì hắn. Kể từ ngày hai mươi mốt tháng ba tiến vào Lạc Dương đến nay đã hơn nửa tháng nhưng Võ Tắc Thiên thủy chung không triệu kiến Dương Thủ Văn, dường như đã quên hắn đang ở trong tòa nhà Đồng Mã Mạch này rồi.
Một khi hai huynh đệ kia hồi phục lại sự tín nhiệm hoặc Võ Tam Tư lớn mạnh hơn, cuộc sống của Dương Thủ Văn sẽ không thể khá nổi.
Lý Lâm Phủ tự nhận y và Dương Thủ Văn không có giao tình gì sâu đậm.
Nhưng hiện tại thì ngược lại, toàn bộ thành Lạc Dương ai cũng đều biết gã cùng Dương Thủ Văn có giao hảo. Trên đời này còn có nhiều sự việc khiến người ta cảm thấy thật uất nghẹn.
Hiện giờ Dương Thủ Văn là một mồi lửa lớn, ai đến gần cũng sẽ bị tổn thương.
Chỉ có điều mệnh lệnh của Thái Bình công chúa Lý Lâm Phủ gã sao có tư cách cự tuyệt?
Lý Lâm Phủ cảm thấy nếu gã cự tuyệt chuyện này sẽ đắc tội với một nhân vật lớn.
Thái Bình công chúa là loại người gã có thể cự tuyệt được sao?
Nghĩ đến đây Lý Lâm Phủ liền nhức đầu không thôi.
Tuy gã là cháu của Trường Bình Vương, là con cháu của Tuân Vương phủ nhưng xuất thân từ bên ngoài, không có khả năng tự bảo vệ mình. Thành Lạc Dương này chính là một đầm cá sấu thật lớn, chính gã là con gà ngon bị ném vào trong đầm đó, mặc kệ là ai cũng có thể nuốt trọn gã. Đã đắc tội cùng hai người kia và Lương Vương thì vạn lần không được chọc đến Thái Bình công chúa, cô nương kia cũng giống như gái có chồng, đều là người ngoan độc sẵn sàng trở mặt.
Lý Lâm Phủ thở dài một hơi cất bước đi vào Đồng Mã Mạch.
Gã cũng biết nếu từ nơi này bước ra thì số phận của gã sẽ thế nào.
Tuy nhiên có một điều có thể khẳng định gã cùng Dương Thủ Văn có giao hảo, cũng từ khi gã bước vào Đồng Mã Mạch, ngồi vào vị trí khách này.

Truyện Cùng Thể Loại

Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức


Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất