Chương 255
Phạm Ninh kéo gã sang một bên cười nói:
- Ta ăn ngay nói thật, tiểu Tô đúng thật là rất có thiện cảm với muội muội của huynh, nhưng chỉ là như vậy mà thôi, bây giờ cậu ấy mới mười hai tuổi, căn bản không có ý nghĩ gì về tính chuyện hôn nhân, tối qua mẹ huynh đưa ra một số yêu cầu khiến cậu ấy sợ hãi, huynh hãy hiểu cái khó xử của cậu ấy.
Trình Trạch cười khổ nói:
- Ta nghe mẫu thân nói, tiểu Tô giống như đồng ý sau này sẽ cân nhắc tới muội muội, cho nên mẫu thân ta đã nghĩ tới việc đính hôn.
- Mẹ huynh có thể là đã hiểu lầm, ta cảm thấy vì mặt mũi hai bên, tạm thời đừng nhắc tới chuyện này nữa, nếu chẳng may cha mẹ tiểu Tô đã có nhà thích hợp, cha mẹ huynh tùy tiện nói chuyện này, sẽ ảnh hưởng tới tôn nghiêm, huynh có hiểu ý ta không?
Trình Trạch yên lặng gật đầu, y đương nhiên hiểu được ý của Phạm Ninh, cha mẹ tiểu Tô mà một mực từ chối, như vậy thì thật sự rất mất mặt.
- Được rồi! Ta sẽ chuyển lời của đệ tới cha mẹ.
Trình Trạch thở dài một tiếng:
- Ai, kỳ thật ta cũng đi vào kinh thi cử cùng các đệ, nhưng nói thế nào cha mẹ cũng không cho, đoán rằng một tháng nữa ta mới có thể vào kinh, sau khi tới kinh thành đệ hãy viết thư cho ta, nói cho ta biết chỗ ở của các đệ, sau khi ta vào kinh sẽ tới tìm các đệ.
Phạm Ninh lên thuyền, thuyền bắt đầu khởi động, chầm chậm chạy về hướng sông Vận.
Lúc này Trình viên ngoại đi ra, thở dài nói:
- Quả nhiên không ngoài dự đoán của ta, bọn họ sợ hãi bỏ chạy, mẹ con cũng thế, gấp như vậy làm gì, sao phải tỏ thái độ thúc bách gửi thư nhà, tiểu Tô dù sao vẫn còn trẻ tuổi mà!
- Cha, sau này vẫn còn nhiều thời gian!
Trình viên ngoại cười khổ một tiếng, lần này đi, về sau còn có thể quay lại sao?
Ngay khi Phạm Ninh vừa rời khỏi Dương Châu tiếp tục tiến lên phương bắc, Minh Nhân và Minh Lễ cũng đã đi thuyền tới huyện Mân ở Phúc Châu, Phúc Châu và Phúc Kiến chính là Phúc Kiến ngày nay, dưới thời Tống, nơi đây là nơi trọng điểm sản xuất ra bạc trắng và lá trà.
Ngoài gốm sứ, nông nghiệp cùng với cảng biển và thủy sản cũng rất phát triển, giống phía nam Tuyền Châu, là cảng xa khơi phát triển nhất của Đại Tống. Thuyền buôn bán lương thực của Nam Dương, Thiên Trúc, thậm chí là cả Ba Tư đều đã cập bến Tuyền Châu để giao dịch.
Ngoài sản vật phong phú, vận tải đường thủy phát triển, văn khoa của người Phúc Châu đã vô cùng nổi tiếng ở Đại Tống, thế cho nên nhân tài xuất hiện lớp lớp, giống như giữa và cuối thời Bắc Tống có các tên tuổi nổi tiếng như cha con nhà họ Thái là Thái Tương, Thái Biện và Thái Kinh, tướng quốc Chương Đôn, Dư Thâm, vv.., đều là người Phúc Kiến.
Các mỏ bạc ở Phúc Châu và Kiến Châu ngoài quan doanh ra, cũng có không ít nhà quyền quý giành được quyền khai thác, nhưng cùng lắm bọn họ chỉ có thể tinh luyện ra loại bạc trắng phẩm chất bình thường bán cho quan phủ, nhưng cũng không nghiêm khắc như vậy, nếu không thì cũng không có loại gọi là "quan ngân" chuyên dụng này.
Hàng loạt các nén bạc của tư nhân đúc cũng đang được lưu thông khắp Đại Tống.
Ở Phúc Châu, Chu gia cũng có ít nhất một núi quặng, Chu gia mua quặng chì, chỉ có điều bên trong quặng cũng có lẫn nhiều phần bạc trắng, bên cạnh đó còn có một xưởng sản xuất trà khô, đã kinh doanh mười mấy năm ở Phúc Châu, từ khi còn làm chức quan đại quản sự trấn giữ lâu năm.
Ngoài khu mỏ ra, ở Phúc Châu và Tuyền Châu, mỗi nơi Chu gia đều mở một cửa hàng tiền Chu thị.
Người đón tiếp anh em Minh Nhân, Minh Lễ là quản sự Vương, là chủ quản tại xưởng trà khô của nhà họ Chu, vừa may xưởng chè khô này mở tại huyện Liên Giang.
Minh Nhân và Minh Lễ đến huyện Mân, ngày hôm sau liền ngồi trên một chiếc xe bò chạy tới huyện Liên Giang.
- Hai ngày trước ta thường hỏi thăm mọi người để tìm loại đá này, thật ra vẫn còn người biết.
Minh Nhân và Minh Lễ nhìn nhau, hai người mừng rỡ, nhanh vậy mà đã có tin tức rồi, Minh Nhân vội vàng hỏi:
- Mỏ quặng ở huyện Liên Giang sao?
- Hình như ở giữa huyện Liên Giang và huyện La Nguyên, một sông hai bờ, cụ thể ở chỗ nào ta cũng chưa đi xem, đợi sau khi ghé qua xưởng trà ta hỏi lại cho rõ, là do một thợ làm chè khô thủ công nói cho ta biết đấy.
Tình hình đường xá đi xe ngựa lên phía Bắc không được tốt lắm, có một đoạn xóc nảy, huyện Liên Giang cách huyện Mân rất gần, buổi tối xe bò đã tới được xưởng chè khô của Chu gia ở huyện Liên Giang.
Tám mươi phần trăm trà đều đến từ Phúc Châu và Kiến Châu, vì chất lượng trà nơi đây tốt, sản lượng lớn có thể thỏa mãn nhu cầu dùng trà lớn của người Tống, lá trà sau khi ngắt phải được lên men, sau đó chế biến trà thành các bánh, về sau lại sao khô rồi chuyển tới các nơi ở Đại Tống.
Xưởng trà khô ở Phúc Châu có nhiều hơn mấy trăm xưởng, xưởng trà của Chu gia xem như là một xưởng khá lớn, có hơn một trăm người thợ thủ công, trong vườn trà dựng lên mấy dãy phòng.
Lên men, chế bánh, sao khô đều tiến hành ở đây, chế biến ra bánh trà chất lượng tốt chủ yếu cung cấp cho kinh thành, bên cạnh đó, trong xưởng cũng có một gian nuôi dưỡng trà nhà, chuyên để chế biến bánh trà xa hoa, giống như phượng trà mà Chu Bội đưa cho Phạm Ninh, đó chính là trà được nuôi trồng ở đây mất mười năm.
Trong một gian phòng sấy chè khô, bó củi ở trong bếp lò cháy hừng hực, một lão thợ thủ công đang híp mắt đánh giá ấm ngọc phượng hoàng trong tay, đây là hàng mẫu mà Minh Nhân và Minh Lễ mang đến, cũng là cáci trước đây Phạm Ninh đã đào ra từ trong ngõ Kỳ Thạch.
- Không sai, đây chính là Phượng Hoàng Đản của quê ta, không nghĩ nó lại trở nên xinh đẹp như vậy, thật sự là do mật ong kết lại mà tạo nên, hơn nữa bình thường không lớn như vậy, đại khái chỉ lớn bằng nắm tay thôi.
Minh Lễ hỏi:
- Loại đá này có rất nhiều sao?
- Ở quê ta không thiếu, ở hai bên bờ khe suối Thọ Sơn có khá nhiều, nhưng chưa từng nghe thấy là tại nơi khác cũng có.
Minh Nhân chần chừ một chút lại hỏi tiếp:
- Có phải cái ngài nói đó là đá trong lòng đất, không phải ở chân núi không?
- Đương nhiên là ở trong lòng đất, trên thực tế là sâu trong lòng đất phía dưới ruộng lúa ở hai bên bờ khe suối Thọ Sơn, rất nhiều người gọi nó là đá Điền Hoàng.
- Đúng vậy! Chính là đá Điền Hoàng.
Minh Nhân và Minh Lễ lập tức kích động, chính Phạm Ninh đã gọi nó như vậy, đá Điền Hoàng.
- Nhưng loại đá này cũng không đáng giá, nông dân đều nhặt nó ra khỏi ruộng, ném vào suối Thọ Sơn, hoặc là chọn ra mang về để xây nhà ở hoặc dựng chuồng heo, các ngươi mua nó thì chi bằng mua đá Thọ Sơn, nó là đồ đáng giá hơn, giá một khối đá lớn có thể tới mấy trăm văn.
- Lão gia chúng ta muốn dùng loại đá Điền Hoàng này tạo tháp, cho nên sai huynh đệ chúng ta đến thu mua số lượng lớn.
Hai huynh đệ họ bắt đầu ba hoa.
Vương quản sự đứng ở bên nói:
- Lão Quan, cho ngươi nghỉ ba ngày, ngươi dẫn bọn họ đi xem xét một chút, ta cũng đi theo cùng, lúc về trả ngươi năm trăm văn tiền một ngày.
- A! Vô cùng cảm ơn Tạ quản sự.