Trong vòng mười ngày, trước hoàng cung và bốn cửa của kinh thành, bận rộn trang trí hoàng bảng đài. Trong triều không ngừng truyền đi tin tức, dán cáo thị toàn thiên hạ. Tuyên bố đầu tiên là Hoàng tử Trịnh Đồng kế vị, Trấn Tây Vương, Tả Thừa tướng và sáu vị đại thần đương triều lo việc triều chính phò ấu chúa quản lý Nam Lý.
Sau đó lại tuyên bố tội trạng mưu phản của Tĩnh vương, nghiêm trị những viên quan có liên quan đến vụ án, đề bạt bổ khuyết quan lại mới, luân chuyển điều động thay tướng lĩnh Lang Nha Môn. Ngoài ra còn đề xuất khen thưởng những vị cao tăng có công như Vô Ngư, Cô Thạch, Vô Tiện, lần lượt phong danh hiệu pháp sư.
Đó đều là những việc hợp lý, thuận theo lẽ đời, không có gì khì lạ. Ngoài ra còn có hai tin tức có thú vị khác.
Thứ nhất, hoàng tử đăng cơ đại điển là hai tháng sau, vừa hay, đúng lúc Cảnh Thái mừng đại lễ "tam cửu" (ba chín năm đăng cơ) ở Yến Quốc, là ngày đại quốc khánh…. Bất cứ ai cũng có thể thấy chọn ngày này, có một chút hương vị cạnh tranh.
Hai là đuổi tất cả những người nước Yến ra khỏi Nam Lý, đồng thời triệu hồi tất cả con dân Nam Lý ở Yến Quốc về nước.
Tống Dương và Tả thừa tướng cũng đi xem bảng cáo thị ngoài cổng thành, khi đọc đến điều này cả hai người đều cười.
Mắt Nhâm Sơ Dung ánh mắt lấp lánh hỏi:
- Ngươi cười cái gì?
Tống Dương học điệu bộ của nàng nheo mắt:
- Biết rồi còn hỏi.
Nhâm Sơ Dung hỏi:
- Chàng biết ta biết à? Ta vẫn là muốn hỏi.
Nói xong nàng giống như đang soi gương, dường như đánh mắt cười tình với Tống Dương.
Tống Dương không đùa nữa, giơ tay chỉ vào điều cáo thị cuối cùng trên hoàng bảng:
- Đây này, tệ hết sức.
Trong buổi hành lễ cầu phúc, Tĩnh vương đã nhận tội, việc phản nghịch có Yến quốc đứng sau lưng xúi bẩy. Việc này Yến quốc tất nhiên không thừa nhận, nhưng đêm buông xuống đạo tràng, trong ngoài Phượng Hoàng thành tất cả dân chúng đều cùng chứng kiến, mặc cho có tính sổ Yến quốc hay không, triều đình Nam Lý đều phải tỏ thái độ … bất mãn với Yến Quốc, nếu không thì không trấn an được lòng dân.
Điều thật sự khiến hai người Tống Dương bật cười là một bố cáo cuối cùng, nhìn qua thì không có gì, nhưng cân nhắc kĩ thì đúng là "tệ hết chỗ nói".
- Nam Lý đuổi dân nước Yến, Yến quốc chẳng lẽ lại để yên không làm như thế với dân Nam Lý, thông cáo đuổi dân Nam Lý đi.
Nói rồi Tống Dương lại cười tiếp:
- Có thể trên bảng cáo thị nói rõ triều đình triệu hồi con dân Nam Lý ở Yến quốc, đến lúc đó Yến quốc cũng đuổi người của ta, người dân Nam Lý không cần triệu hồi cũng phải quay về.
Lời nói của hắn không nhỏ, rất nhiều người dân xung quanh đọc cáo thị nghe đươc đều cười rộ lên.
Quận chúa cười vui vẻ, nàng ưa thích vẻ khoe mẽ của hắn.
Mấy ngày vừa qua thật vui vẻ tự tại, đi dạo trong thành, đang lúc hoàng hôn bọn họ thân ở nam thành, lại cố ý vượt qua quá nửa kinh sư chạy tới bắc thành ăn tây quyết ngư há cảo, cho đến tận lúc đêm tối, hai người mới thoả mãn trở về Hồng Ba phủ.
Vừa mới vào cửa, đã có Hồng bộ vệ nghênh tiếp, nói với hai người:
- Hầu gia, Tam tiểu thư, Vương gia mời các vị vào.
Quận chúa vui vẻ:
- Phụ vương hồi phủ rồi?
Nói rồi kéo tay áo Tống Dương, hai người nhanh chân đi gặp Vương gia. Từ khi vào kinh, Trấn Tây Vương liền ở trong hoàng cung, hôm nay mới hồi phủ, đoán chừng là một đoạn cáo thị ban xuống…
Trong mắt Trấn Tây vương đầy những đường tơ máu, đương nhiên là ông ngủ không đủ, tuy nhiên với bản lĩnh của lão nhân vốn vững chắc, tinh thần xem như vẫn ổn định lắm, vừa thấy Nhâm Sơ Dung trước tiên nở một nụ cười:
- Khí sắc con đã tốt hơn nhiều.
Lập tức khoát tay nói với Tống Dương:
- Miễn lễ đi, ngồi xuống cùng nói chuyện.
Nhâm Sơ Dung mang công lao khoác lên người Tống Dương, đáp lời phụ vương:
- Tống Dương truyền cho con một bộ phương pháp dưỡng khí, cũng không tệ, ngày mai con chép lại một phần cho phụ vương.
Trấn Tây vương xua tay cười nói:
- Ta không cần, con giữ lấy tự luyện đi.
Nghe nàng nói chuyện phiếm, Tống Dương thầm nghĩ "nhìn bộ dạng của Vương gia như vậy chắc chắn là gừng càng già càng cay, nên phải dùng bộ phương pháp song tu đó…., nhưng có điều con rể lại đi dạy nhạc phụ song tu Pháp môn, chuyện này nghĩ thì cũng có vẻ hơi vô liêm sỉ".
Vương gia và con gái, không để ý đến vẻ mặt kì dị của Tống Dương, lại cười nói một hồi, Trấn Tây vương lại chuyển hướng nhìn về phía con rể, không vòng vo khách sáo hỏi:
- Nhìn thấy bảng cáo thị rồi à? Ngươi cảm thấy như thế nào?
Việc Quốc nội đều có phụ chính đại thần làm chủ, Vương gia cũng không cần phải hỏi đến ý kiến của hắn, Tống Dương hiểu được câu hỏi này của Trấn Tây Vương, là chỉ cách đối phó với Đại Yến, liền đáp:
- Bên ngoài, làm như vậy là có thể được rồi.
Dựa vào thực lực sức mạnh quốc gia của Nam Lý, đương nhiên không thể gây chiến với Đại Yến. Việc này đòi hỏi phải có chừng mực, không thể đem lại sự tức giận cho Đại Yến cũng phải cho lão bách tính một câu trả lời, cảnh cáo và đuổi dân nước Yến là hai việc có thể coi là cách xử trí đúng đắn.
- Vẻ bề ngoài?
Vương gia lập tức bắt được trọng điểm, lại hỏi:
- Vậy thực tế bên trong là thế nào?
Lần này, Vương gia không đợi Tống Dương trả lời, liền nói thẳng:
- Hoàng đế của chúng ta bị bọn chúng làm loạn, triều đình bị lật đổ, thiếu chút nữa Nam Lý bị diệt, chịu một sự thua thiệt lớn như thế, không nghĩ cách trả thù ta ngủ không ngon.
- Lần này cũng không phải lần đầu, đại họa lạo dịch của hai năm trước, bản vương vẫn còn nhớ rất rõ…, lần đó cả hai đều thiệt hại, Nam Lý cũng không phải có tổn thất lớn. Nhưng chung quy cũng là do bọn chúng làm điều ác trước, may mà ông trời có mắt, mùa thu đã thưởng cho Cảnh Thái một trận hoả hoạn, thiêu rụi Yến hoàng cung của y.
Khi nói chuyện này, Trấn Tây Vương nhìn thẳng vào mặt Tống Dương.
Tống Dương làm sao không hiểu được ý lời nói của Vương gia, khoái chí gật đầu:
- Con nghe nói, hoàng cung nước Yến sau hai năm xây dựng lại giờ có chút quy mô rồi.
Trấn Tây vương cuối cùng lộ một chút vui vẻ cùng Tống Dương, gật đầu mỉm cười. Tống Dương lại tiếp tục cười nói:
- Và hơn hai tháng nữa, Cảnh Thái đăng cơ tam cửu, Yến quốc sẽ tổ chức lễ mừng đại quốc khánh.
Lão Vương gia càng cười lớn, không ngờ lúc này Nhâm Sơ Dung bỗng nhiên mở miệng, giọng điệu kiên quyết: Bạn đang xem tại TruyệnFULL.com - www.TruyệnFULL.com
- Không được!
Vẻ mặt Trấn Tây Vương đầy bất đắc dĩ.
Tống Dương cũng tỏ ý không ngờ, muốn cười quay đầu về phía Nhâm Sơ Dung, đưa mắt ra hiệu cho nàng, đừng làm trái ý Vương gia.
Kỳ thực, ngọn lửa này Tống Dương đã muốn đốt từ lâu, từ sau nhất phẩm lôi, Cảnh Thái, Yến Đỉnh đều rất an nhàn, Thường Xuân Hầu sớm đã sốt ruột.
Nhâm Sơ Dung không động:
- Chọn ngày tam cửu không thích hợp, đến khi đó, thị vệ trong thành có thể đoán biết phòng bị trước, khi đã nổi đại hoả rồi, người của chúng ta khó mà có thể toàn thân rút lui.
Nhìn dáng vẻ của phụ thân và Tống Dương, quận chúa thở dài, nhượng bộ:
- Phóng hoả cũng không phải không được, có điều ngày giờ phải thay đổi, hoặc là trước, hoặc sau.
Lời quận chúa nói có lý, "tam cửu", quả thực gây chấn động, nhưng so với việc bỏ chạy trốn còn khó hơn nhiều. Vương gia cũng gật đầu, Tống Dương cũng đồng ý.
- Vậy tranh thủ làm trước, dù sao thì tin tức về việc cháy Yến Cung truyền về Phượng Hoàng thành cũng phải mất mấy ngày. Lễ đăng cơ của tiểu Hoàng đế, có tin tức truyền đến, Nam Lý càng vui thêm… Ngày mai ta sẽ đưa gấp Hoả Đạo nhân đến Đại Yến.
Quận chúa vẫn còn có chút do dự, cau mày:
- Nhớ lời chàng nói, lần trước phóng hoả chàng chỉ là đưa ra ý kiến, người thực sự hành sự, châm lửa đều là người ngoài. Lần này … cũng không cần chàng trực tiếp đi làm.
Dù sao Nhâm Sơ Dung cũng không muốn Tống Dương đi mạo hiểm.
Tống Dương lắc đầu, cao hứng:
- Không châm lửa, nhưng ta cũng phải xem ngọn lửa đó cháy như thế nào, không thì không có hương vị gì.
Nói xong lại cười an ủi:
- Nàng cứ yên tâm, …. Không giống như nhất phẩm lôi, lần này ta chỉ đi châm lửa, không làm chuyện gì khác, hoàn toàn không gây bất cứ chuyện gì khác, toàn bộ không có nguy hiểm đáng kể.
Ở trước mặt phụ vương, Nhâm Sơ Dung không tiện nói nhiều thêm gì, hơn nữa Tống Dương cũng chỉ nói phóng hoả, tránh ngày tam cửu, nguy hiểm cũng không quá lớn, nàng miễn cưỡng gật đầu hỏi lại:
- Vậy lần này phóng hoả … có thể thiêu rụi Đại Yến không?
Đến lúc này, Trấn Tây Vương nói:
- Gấp, nhất định phải gấp, nhưng nắm chắc được điểm mấu chốt thì việc gì cũng dễ dàng.
Nói đến đây Vương gia ngừng câu chuyện ngẩng đầu nhìn con rể.
Tống Dương hiểu ý, tiếp lời:
- Không để lại dấu vết gì, Đại Yến sẽ không có lý do gì tìm chúng ta liều mạng.
Hậu quả của phóng hoả hay muốn quy kết trên thế cục Trung Thổ năm nước, sẽ rút dây động rừng, nước Yến dám khi dễ Nam Lý, cũng chỉ là dám ngấm ngầm lật đổ chứ không dám công khai tấn công, làm như vậy bỗng dưng lại làm lợi cho các nước khác.
Nếu trận phóng hoả không để lại điểm sơ hở, cho dù nước Yến có đoán được là do Nam Lý gây nên, thì vì đại cục cũng chắc chắn phải nhẫn nhục, nhưng nếu để lại dấu vết, để con dân nước Yến biết được Nam Lý phóng hoả đốt hoàng cung của mình, thì Yến triều cũng bị bức đến con đường cùng, đánh Nam Lý không xong, không đánh thì sẽ không biết ăn nói với bách tính như thế nào.
Tống Dương hiểu ý của Trấn Tây Vương, không thể bức Đại Yến đến đường cùng, mà phải khiến bọn chúng ngậm bồ hòn làm ngọt là được rồi,
Vương gia thở phào nhẹ nhõm, gật đầu với Tống Dương, lại quay trở về đề tài lúc ban đầu:
- Dụ lệnh đã hạ, không lâu sau khi Nam Lý hạ các toà châu thành, việc đầu tiên là xua đuổi dân Yến. Động thái này là tất yếu, làm như vậy, Nam Lý cũng bị tổn hại, vì đa số người bị trục xuất đều là thương nhân nước Yến.
Mấy chục năm gần đây, Nam Lý và Đại Yến thường xuyên thông thương, quy mô buôn bán ngày càng lớn, giờ đuổi thương nhân đi cũng là tự làm hại cho mình, triều đình cũng bị ảnh hưởng đôi chút.
Tống Dương nháy mắt nhìn về phía Nhâm Sơ Dung, phát hiện mắt của quận chúa so với mình còn nháy nhiều hơn. Trấn Tây vương nói chậm lại, không chút để ý giọng điệu:
- Nghe nói, ngươi ở trong Phong ấp, tìm được một con đường kiếm tiền..… trong thổ sinh kim, con đường này có khả năng rất dễ dàng
Nhâm Sơ Dung không kìm nổi hỏi:
- Cha nghe ai nói vậy?
Trấn Tây vương nhìn con gái:
- Dù sao cũng không phải con nói, đúng là nha đầu hướng ngoại, không trông mong được gì … cả hai đứa đều thế.
Nhâm Sơ Dung lặng im không nói được gì.
Hồ Đại nhân mang Bồ Đào đến Phong ấp lần đó, Nhâm Sơ Dung đã từng mượn Phụ vương một số lượng lớn, lúc đó chỉ nói đến có thể được, nhưng chưa đề cập đến bản đồ cất giữ kho báu của Hồng hoàng triều. Tuy nhiên Trấn Tây Vương biết chuyện này cũng không có gì lạ. Trong Phong ấp không chỉ có hai chị em Tiểu Phất, Nhâm Sơ Dung, mà có có không ít Hồng Ba vệ trong đó được nhiên có tai mắt của Vương gia.
Nhạc phụ đã mở lời, Tống Dương chắc chắn phải nể mặt, liền đáp ngay:
- Món tiền đó là cùng bằng hữu nhặt được, đã công khai rõ ràng, con không dám động đến, trong phần của con, con sẽ chia một nửa cho nhạc phụ.
- Chia một nửa, mặc dù tổng số lượng không được hai phần, nhưng cũng là một món tiền rất lớn rồi… ha ha, không tồi.
Trấn Tây Vương chẳng nói lời từ chối.
Nhâm Sơ Dung nghiến răng nén giận, kìm lại câu "không được" nuốt vào bụng, không phải là nàng không quan tâm đến nhà đẻ, mà là nàng biết Hồng Ba phủ cơ bản không thiếu tiền, nên dò hỏi:
- Ở nhà xảy ra chuyện gì, cần dùng tiền sao?
Trấn Tây Vương lắc đầu:
- Trong nhà không có việc gì.
Nhâm Sơ Dung thở phào nhẹ nhõm, lại đổi giọng ngọt ngào:
- Cha biết rõ hiện tại Yến Tử Bình còn khó khăn như thế nào, nếu không thật sự bất đắc dĩ con cũng không tranh luận với cha về việc này. Về phần trong thổ sinh kim tạm thời vẫn chưa có trong tay, vẫn còn ở rất xa.
Việc kia, chính là hướng về Vương gia mượn, ngay đến Hồng bộ phủ nhất thời đều khó tập trung, tạm thời phải dùng một khoản lớn tiền công của quân tuyến Tây.
Vương gia cười nói:
- Cứ yên tâm, ta biết Phong ấp hiện không có tiền, cũng không có ý định gây áp lực cho các ngươi ngay, việc trước kia đã nói rồi sẽ không thay đổi, giờ chỉ là muốn nói cùng thương lượng với các ngươi một việc.
Nhâm Sơ Dung tinh thần nhanh nhẹn, Tống Dương vẫn tỏ vẻ trượng nghĩa:
- Vương gia nói gì mà thương lượng với không thương lượng.
Vương gia không để ý lời của Tống Dương, chỉ quay sang nói với con gái:
- Con ở Phong ấp khai quặng, không chỉ để rèn binh khí, mà còn vì để kiếm tiền nữa chứ.
Với việc trong đất sinh kim, sự tính toán nhỏ nhặt của Nhâm Sơ Dung không qua mắt được Vương gia, quận chúa, cười tủm tỉm:
- Phụ Vương thật tài tình, chỉ cần liếc qua cũng nhìn thấu.
Trấn Tây vương không để ý đến Tống Dương, nhưng cười hiền từ với con gái:
- Sau khi Thái tổ khai quốc chọn vùng đất ở giữa tây và bắc, làm 3 nhà kho lớn, trong đó cất giấu quân khí có thể lấy ra phòng bị bất cứ lúc nào, triều đình quy định, quân khí trong kho 7 năm thay một lần, vũ khí cũ sẽ tiêu hủy tại chỗ.
- Nay đã qua nhiều năm, bất kể kỹ thuật chế tạo vũ khí, phương pháp vẫn là giữ trong kho, đều tốt hơn rất nhiều so với thời khai quốc, nhưng luật lệ bảy năm thay vũ khí một lần có từ thời Thái tổ tự tay viết dụ lệnh, không có gì thay đổi, mấy ngày trước mấy lão già chúng ta đã họp thương lượng, chuẩn bị kéo dài thời hạn...
Xóa đi là được. Hiện tại lại có một lô binh khí sắp đến hạn, ngoại từ áo giáp ra, phần lớn đều là các loại đao, đại chùy, theo ta tất cả vẫn còn rất tốt, đã qua 7 năm mà so với vũ khí mới thì không có gì khác biệt.Ta cảm thấy nếu đem tiêu hủy hết thì thật lãng phí. Nhưng có điều vũ khí mới đã làm xong đang vận chuyển đến, binh khí cũ thì vẫn còn dư thừa, thì mang chúng đi dùng còn hơn.
Nói tới đây, Nhâm Sơ Dung đã lộ vẻ cảm tạ trên mặt.
Trấn Tây Vương khoát tay chặn lại:
- Đừng vội mừng hãy nghe ta nói hết đã, không phải cho không mà phải bỏ tiền ra mua, giá tiền không tệ, sẽ không đắt như vũ khí các ngươi làm ra.
Nói rồi, lấy từ trong tay áo ra một tờ báo giá, đưa cho Nhâm Sơ Dung.
Nhâm Sơ Dung nói khẽ nhưng đủ để phụ vương nghe thấy:
- Dù sao cũng phải hủy, rẻ như cho không.
- Đích thực là rẻ như cho không.
Trấn Tây Vương không cho là đúng:
- Chẳng qua là cái rẻ của Nam Lý, ta không muốn các ngươi đi chiếm, tiền mua quân khí và Hồng Ba phủ không có quan hệ gì, phải nộp vào quốc khố. Huống chi vụ mua bán này các ngươi cũng không bị thiệt.
Đất nước không có chiến sự lớn, trước kia quyền lực của Trấn Tây Vương mặc dù rất cao, nhưng không có quyền đến các kho vũ khí nhưng với vị trí hiện tại làm phụ chính đại thần, chuyện này vương gia có thể làm chủ.
Nhâm Sơ Dung lại bắt đầu nhỏ giọng thầm thì, đây là lần đầu tiên Tống Dương nhìn thấy nàng ngã giá cảm thấy có chút tươi mới lại vừa buồn cười, Vương gia hiển nhiên đã quá quen thuộc với điệu bộ đấy của nàng nên không chịu thua, đi thẳng vào vấn đề:
- Thế nào? Là mua hay không cần?
Nhâm Sơ Dung tươi cười đáp lời:
- Có mua chứ!
Nói xong lại kéo ghế đến ngồi gần sát phụ thân hơn chút nữa, cười tít mắt nhõng nhẽo không gọi phụ vương mà đổi thành cách gọi thân mật như xưa:
- Cha, có thể rẻ hơn nữa không?
Trấn Tây Vương ngồi im, lắc đầu:
Nhâm Sơ Dung thầm than, đáng tiếc là Tiểu Phất không có ở đây, nếu như có muội muội ra tay, khóc lóc om sòm, chắc chắn có thể ép xuống cái giá khác.
Cuộc mua bán này đối với Phong ấp mà nói, điểm tốt duy nhất là quay vòng, nhưng việc quay vòng này đúng là cần nhất với Phong ấp.
Nam uy, mới xây không lâu, trước mắt tất cả thợ thuyền đều bận rộn ở Tây tuyến sản xuất binh khí, không nói đến về Dạ Xoa, mà chỉ nói đến Thạch Lão Đầu, Sơn Khê Man muốn dựa vào Nam uy, đem tất cả trang bị của bọn họ gộp lại, cũng vẫn phải đợi. Huống chi Nhâm Sơ Dung đã xem qua danh sách, giá cả so với thành phẩm tự mình làm ra cũng tương đương, một khi đã làm như vậy hà tất phải phí công phí sức tự làm làm gì.
Hành động của Vương gia lần này, trước là đầu cơ trục lợi vụ mua bán quân khí, sau lại chuẩn bị tư quân, nghe thì có vẻ như là hành vi phản quốc, nhưng có thể thấy, việc lấy vũ khí cần tiêu huỷ đổi lấy tiền sung vào quốc khố, không cần phải nói, hơn nữa trang bị tư quân là đội quân của con rể ông, mặc dù ông không nắm chắc được lòng dạ Tống Dương, nhưng có thể chắc chắn Tống Dương không có lòng phản nghịch. Quan trọng hơn là Nam Lý và Đại Yến cừu hận đã quá sâu, không đội trời chung, Tống Dương đã xem Cảnh Thái, Yến Đỉnh làtử địch mà trang bị tư quân của hắn, chờ Nam Lý xuất quan đối phó với Đại Yến.
Nhất cử lưỡng tiện, Phong ấp vớ được một món hời, Nam Lý lại được lợi ích thực tế.
Về số tiền mua binh khí, Vương gia đã nói rõ, tất cả như cũ, Vương gia đồng ý cho con gái nợ, đến đúng hạn mang tiền đến trả là được, cũng chỉ là một khoản đó, đợi khi nào có tiền đào trộm mộ sẽ đem tiền trả cho Vương gia.
Việc lớn đã xong, còn lại là xác nhận chi tiết, Nhâm Sơ Dung cất giữ cẩn thận tờ danh sách, nói với Vương gia:
- Số lượng cụ thể, bây giờ con chưa thể định rõ được, chờ về Phong ấp tìm người bàn bạc rồi sẽ trả lời cha sau.
Vương gia đưa ra số lượng binh khí, cũng đủ đem trang bị cho Man nhân và Dạ Xoa, tất cả đều chuẩn bị cả rồi, Man nhân và Thạch Lão Đầu, đều dễ bàn, nhưng chuẩn bị cho Hồng quân cho Tôn Sử báo qua cho bọn họ tự chuẩn bị, Nhâm Sơ Dung không hiểu quân sự, không hiểu trong hai trang danh sách đó, có bao nhiêu dạng quân khí là có thể đổi, phải về hỏi thợ rèn mới có thể xác nhận.
Trấn Tây Vương gật đầu nói:
- Nhanh chóng lên.
Nói rồi chuyển sang Tống Dương:
- Chuyện mua bán nói đến đây thôi, lại nói về chuyện thuế phú, … không phải bây giờ mà là ba năm sau, ta cũng không cần một nửa trong ba phần của ngươi, chỉ cần một phần trong số tiền người kiếm được, vẫn là tiền nên nộp vào quốc khố.
Lúc trước khi Phong Long ban thưởng tước hiệu Thường Xuân hầu, đã nói rõ, không cần phải nói đi nói lại, tất cả thu nhập từ thuế trong Phong ấp đề thuộc về Thường Xuân hầu, đến bây giờ Trấn Tây Vương lại không đề cập đến nữa, rõ ràng là ỷ lớn ép nhỏ, tìm Tống Dương hạch tiền.
Nhâm Sơ Dung lại không bằng lòng, nhưng không đợi cho nàng nói, Tống Dương liền cười ưng thuận. Ba năm sau, Phong ấp đã sớm đi vào quỹ đạo, phát triển, trước tiên không nói về Tiêu Kim Ổ của lão Cố,, chỉ nói tới phần "kho báu" là của cải đại Hồng Thái Tổ chuẩn bị để phục quốc, của cải nhiều vô kể, tương lai Tống Dương sẽ là đại tài chủ tiền tiêu không hết, bỏ ra một chút cho cha vợ giữ sĩ diện cũng không đáng là bao.
Tống Dương vui vẻ nhận lời, Vương gia cũng rất vui vẻ, nói vài câu khen ngợi, đây chính là lần đầu tiên Tống Dương xem như là Trấn Ninh, Nhâm Sơ Dung cũng sáng mắt lên vui vẻ.
Trời trở sáng, lại do người lão luyện trong Hồng Ba phủ hóa trang, Tống Dương và Hỏa Đạo nhân, chọn tuyến đường đi Đại Yến, nói lời chào từ biệt, Tống Dương tỏ vẻ dặn dò Sơ Dung:
- Pháp môn rèn luyện khí tu thân, không được bỏ bê, hằng ngày phải chăm chỉ luyện tập.
Nhâm Sơ Dung ngoan ngoãn nghe lời, nhưng cũng không dặn dò Tống Dương gì nhiều chỉ nói:
- Chàng đi trước đi, ta tiễn chàng.
Cho tận đến khi bóng Tống Dương đã khuất xa tận lâu, Nhâm Sơ Dung vẫn còn nhìn về phía Tống Dương ra đi.