Chương 196: Triều Đình Chi Tranh, Tranh Đấu Kịch Liệt, Ba Ngày Minh Ý, Quyết Định Sinh Tử (3)
Tất cả mọi người đều biết ngày mai khi tảo triều chắc chắn sẽ dẫn đến tranh cãi trên triều đình.
Nhưng mà phần lớn mọi người đều cảm thấy lần này Hứa Thanh Tiêu nguy to.
Nổi giận mắng chửi đại Nho, lập tân ý, hai điểm này thôi đã đủ làm cho Hứa Thanh Tiêu gặp phải phiền phức ngập trời.
Cùng lúc đó, ở Nam Dự phủ, dân chúng tụ tập lại cũng ngày càng đông. Bọn họ trầm mặc không nói gì, mây đen che đầy trên bầu trời phủ Nam Dự, mưa cũng chưa hề ngừng.
Bầu trời u ám, không chỉ trên trời mà trong lòng dân chúng cũng u ám như vậy.
Tất cả bách tính và văn nhân cũng đều đã an tĩnh lại, bọn họ yên lặng trong mưa, chờ đợi triều đình cho bọn họ một công đạo.
Các phủ đô chung quanh cũng nghe nói chuyện này, cũng đều rung động, trong mắt bách tính, Hứa Thanh Tiêu giải oan cho dân chúng tất nhiên là giành được nhiều lời khen ngợi hơn.
Mà ở trong mắt văn nhân, hai cực phân hóa rất nghiêm trọng. Có người cho rằng đúng là Hứa Thanh Tiêu quá ư là cuồng vọng, thậm chí còn kích động dân ý, nhưng cũng có một bộ phận văn nhân cho rằng Hứa Thanh Tiêu dám làm dám chịu, vì dân mà hy sinh, đúng là chính nhân quân tử.
Còn về phần lập ý, cũng không có quá nhiều người nhắc đến. Dù sao thì có thể lập ý được hay không cũng là một ẩn số.
Hơn nữa văn nhân trong thiên hạ cũng không phải tất cả đều tôn Chu thánh.
Hơn nữa, cho dù Hứa Thanh Tiêu có thật sự lập ý thành công đi chăng nữa, hắn có thể bác bỏ ý của Chu thánh hay sao?
Môn đồ của Chu thánh có thể nói là chiếm sống lượng nhiều nhất trong số văn nhân thiên hạ, dù sao thì Thánh nhân năm trăm năm trước, sức ảnh hưởng cũng cực kỳ lớn.
Nhưng vẫn còn có một bộ phận văn nhân thờ phụng Thánh nhân khác, những người này cũng không ghét bỏ Hứa Thanh Tiêu.
Lui vạn bước mà nói thì dưới thất phẩm căn bản là không dám nhắc đến lập ý hay không lập ý. Chính ngươi cũng chưa minh ý mà, cho nên ngươi chẳng có tư cách để tham gia chuyện này.
Đơn giản hơn mà nói thì Nho đạo dưới thất phẩm là thuộc về người đọc sách không đứng về bất kỳ phe nào, cho dù thuở nhỏ ngươi đã học sách của Chu thánh, sùng bái Chu thánh, lấy Chu thánh làm mục tiêu cuối cùng trong kiếp sống của ngươi.
Nhưng chỉ khi ngươi đến thất phẩm thì mới có thể chính thức nói ngươi là môn đồ của Chu thánh, nếu không sẽ là mặt dày tự nhận.
Cho nên nói là địch nhân của tất cả văn nhân trong thiên hạ, lời này nói cũng không sai, nhưng đây chỉ là một từ dùng để hình dung mà thôi, hẳn là đối địch với môn đồ trong thiên hạ của Chu thánh mới đúng.
Vì vậy, không ít văn nhân tương đối tán thưởng Hứa Thanh Tiêu, đương nhiên đây chỉ là một bộ phận không nhiều, hơn nữa cho dù có tán thưởng cũng sẽ không biểu lộ ra.
Dù sao thì thế lực của môn đồ Chu thánh cũng quá lớn, nào có ai ăn no rửng mỡ tự đi chuốc thù hằn cho mình chứ.
Trong đại lao phủ Nam Dự.
Hứa Thanh Tiêu vẫn còn đang chìm trong cảm ngộ.
Hắn đã nói sẽ minh ý trong ba ngày chính là tự lập cho mình một chút lòng tin, cũng là để ngưng tụ tinh khí thần.
Nhưng mà trong vòng ba ngày có thể minh ý hay không thì vẫn còn là một ẩn số.
Đêm khuya, khi mưa đã tạnh.
Đêm càng khuya, nỗi u ám trong lòng bách tính phủ Nam Dự vẫn chưa bị xua đi.
Mấy canh giờ sau.
Kinh đô Đại Ngụy.
Khi mặt trời mọc lên ở phương đông, cửa cung mở ra. Văn võ bách quan đại Ngụy cũng lục tục đi vào trong cung.
Từ của cung đến điện Thái Hòa phải đi qua mấy quá trình.
Từ cửa cung đến kim kiều có ngôn quan ngự sử trấn giữ ở đó. Nếu như thần tử có bất kỳ chỗ nào không ổn thì sẽ bị ghi chép lại từng chỗ một, thậm chí người nào, người nào, người nào đi cùng với người nào cũng đều sẽ bị ghi chép lại.
Sau khi đi đến kim kiều lại đi bộ thêm năm trăm mét là có thể đến điện dưới của điện Thái Hòa, đợi đến khi thái giám mở miệng thì bọn họ mới có thể đi lên điện Thái Hòa.
Mà vào lúc này, ở cửa cung.
Bách quan đang tràn vào, nhìn như là một hội như thực tế thì trong âm thầm, bọn họ lại chia ra làm bốn phương thế lực.
Người mặc võ bào kỳ lân chính là quốc công nhất phẩm, bước đi từng bước như rồng như hổ, âm thanh khi nói chuyện cũng lớn sang sảng, không để ý tới hình tượng gì cả. Chỉ là tuổi tác của bọn họ đa phần đều tương đối cao, một vài võ quan trung niên thì đi theo ở phía sau, đây là thế lực võ tướng.
Do Trấn Quốc Công dẫn đầu.
Mà nhóm người bên ngoài mặc bộ trường bào màu xanh trắng thì chính là nho quan, thiết lập chức quan của vương triều Đại Ngụy được phân thành văn thần và võ tướng.
Bởi vì nguyên nhân có nho đạo cho nên văn thần lại tách riêng ra với nho quan, nho quan Đại Ngụy ít nhất thì cũng phải đạt đến thất phẩm minh ý. Nếu không minh ý thì làm sao có thể làm quan được?
Đây là nho giả.
Dẫn đầu cũng đều là những người tóc đã trắng phơ nhưng tinh thần minh mẫu. Từ đầu tới cuối bọn họ đều không nói lời nào, bản thân cũng rất chú ý, lộ ra vẻ đức độ, so với võ tướng kế bên thì hoàn toàn chính là hai phong cách khác nhau.
Đứng đầu nho quan do Lại bộ Thượng thư Trần chính nho làm chủ.
Còn nhóm người có số lượng đông đảo nhất đang tốp năm tốp ba không ngừng xì xào bàn tán kia, đây là các văn thần Đại Ngụy, cũng có thể xưng tụng là sự tồn tại mạnh mẽ nhất của đất nước, việc xử lý những chuyện quốc gia đại sự đều do bọn họ ra tay.
Chỉ cần võ tướng và nho quan đồng ý thì bọn họ sẽ vung tay thi hành.
Thế lực lớn nhất trong triều thời trước thời Võ đế chính là bọn họ. Sau đó Võ đế đăng cơ, thế lực văn thần trong triều cũng đã giảm đi rất nhiều, bây giờ tân hoàng thượng vị, bọn họ lại tụ họp lại với nhau một lần nữa.
Không phải vì lí do nào khác, đều do tình hình quốc gia mà ra.
Nếu như không có chiến tranh bắc phạt thì trên cơ bản tất cả mọi chuyện lớn nhỏ trong triều sẽ đều do bọn họ phụ trách, mà chiến tranh bắc phạt sẽ làm cho võ tướng đứng thành một trận tuyến, nho quan cũng đứng thành một trận tuyến, hai thế lực này tụ chung lại một chỗ.
Để rồi tất cả mọi chuyện đều phải lựa chọn đứng bên nào.
Đứng đầu văn thần chính là Cố Ngôn, là Tự khanh Đại Lý tự.
Đồng thời còn có hai vị Hộ bộ thượng thư và Hình bộ thượng thư cũng là những văn thần đứng đầu, xây dựng nên Đông Minh hội, gián ngôn phụ quốc.
Còn thế lực cuối cùng thì có hơi xấu hổ một chút, nhân số không nhiều, chỉ có khoảng sáu bảy người mà thôi. So sánh với ba thế lực trên thì bọn họ hơi lẻ loi. Đứng đầu thế lực này chính là Công bộ Thượng thư Lý Ngạn Long, chủ trương nghỉ ngơi lấy lại sức.
Không có bất kỳ người nào ủng hộ bọn họ, nhất là võ tướng, các võ tướng còn chẳng thèm để ý tới bọn họ chút nào.